Hiện nay Lisa đang sống cùng với cha mẹ mình, những người cũng cảm thấy rất đau lòng khi Demi – đứa cháu ngoại của họ, thường xuyên đá, tát, đấm và kéo tóc chính mẹ của nó.
Bà Sharon, mẹ của Lisa thường xuyên phải đứng ra để ngăn những cơn bùng nổ của con bé.
Chính bản thân cô bé 6 tuổi Demi cũng biết rằng cô có 2 nhân cách: mặt tốt và mặt xấu. Khi nào bé “nổi xung” lên với mẹ là khi “Demi xấu tính” xuất hiện.
Sharon nhớ lại có những lần Demi kéo tóc cô, tát, đá, đấm, kéo cô vòng quanh phòng, nhìn cô với con mắt đen tối cũng như ném đồ vật trong nhà.
Có lần chỉ vì mẹ không đồng ý cho ăn kẹo trước bưa tối, cô bé đã túm và giật tóc mẹ. Bé chỉ chịu rời ra khi có bà ngoại can thiệp.
Một lần khác, mẹ bắt Demi đứng góc nhà, cô bé cũng tấn công mẹ. Có lần Demi dùng gậy của ông ngoại để đánh mẹ, ông ngoại cũng đành bất lực đứng nhìn mà không thể làm gì.
Bà mẹ nói: “Giống như có ai đó bật cái công tắc lên và một con người khác xuất hiện, con bé gọi đó là “Demi xấu”. Chúng tôi đã từng hỏi con có biết khi nào Demi xấu xuất hiện không, con bé nói là không”.
Lisa nói về sự đối ngược nhân cách của con: “Con bé có thể vô cùng đáng yêu, trao cho bạn những tình cảm, nụ hôn, cái ôm tuyệt vời nhất. Rồi sau đó nó có thể chuyển sang dạng nhân cách thứ 2 ngay lập tức”.
Nhiều lần chứng kiến con gái bị cháu ngoại tấn công, bà Sharon quyết định rằng mình phải cùng con gái chấm dứt kiểu cư xử này.
Họ đã tìm đến chuyên gia tâm lý trẻ em, cô Laverne Antrobus.
Laverne đến gia đình này trong một thời gian dài và tập trung tìm hiểu xem điều gì gây ra những cơn “bùng nổ” của cô bé.
Laverne cho rằng sự tham gia của bà ngoại đã làm đứa trẻ bị phân vân. Ngoài ra, Lisa cũng chấp nhận chuyện bị con đánh, thay vì nói với con đó là hành động xấu.
“Tôi có thể nhìn thấy không có một đường ranh giới rõ ràng về việc ai là người lớn có trách nhiệm trong gia đình này. Đó là người mẹ, người tạo ra những ranh giới rõ ràng và theo đuổi xuyên suốt ranh giới đó, hay đó là người vú em?
Tôi nghĩ nếu tôi cũng phân vân thì Demi cũng sẽ cảm thấy như vậy” – chuyên gia tâm lý nhận xét.
Trong một chương trình truyền hình mà hai mẹ con chị Lisa được mời, Demi nhiều lần đánh, hét, quát mẹ mình, nhưng chuyên gia tâm lý vẫn cho rằng chính Lisa đã để xảy ra tình huống này.
Bà mẹ tuyệt vọng nói: “Tôi thà để con bé đánh mình còn hơn nó tự làm đau bản thân”.
Cô cũng tiết lộ về sự ra đời của Demi, điều mà cô cho rằng có thể đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của 2 mẹ con. “Tôi đã sinh nở rất khó khăn, cả tôi và Demi đều phải chiến đấu để sống sót... Tôi nghĩ về điều đó khá thường xuyên. Phải chăng con bé nghĩ tôi đã khước từ nó ngay từ khi nó chào đời. Và đó là lý do vì sao con bé chống lại tôi. Có thể vì con bé nghĩ đó là lỗi của tôi?” – Lisa đặt câu hỏi.
Laverne đã gợi ý là phải chăng Demi đã “nhặt” những cảm xúc của mẹ: “Con của bạn biết hết những cảm xúc bên trong bạn, những điều mà bạn cố gắng che giấu. Cô bé làm cho bạn bị tổn thương và thể hiện những cơn thịnh nộ đó vì bạn không thể”.
Laverne khuyên Lisa nên sử dụng các kỹ thuật thương lượng để giúp làm thuyên giảm các tình huống căng thẳng của Demi, thay vì luôn luôn nói “không”, mẹ cần đề xuất các giải pháp thay thế hoặc thỏa hiệp.
Chuyên gia tâm lý tin rằng khi người mẹ tự tin hơn, cô ấy sẽ cứng rắn hơn với con gái. Lúc này bà ngoại có thể tham gia, kế tiếp các biện pháp của mẹ, theo như yêu cầu của chuyên gia.
Sau 6 tuần có sự can thiệp của Demi, cách cư xử của Demi đã hoàn toàn thay đổi. Mẹ cô bé cho biết tuy có những lúc bé nổi giận, nhưng sau đó bé kiểm soát được cảm xúc và những hành vi bạo lực đã kết thúc.
Video về những hành vi bột phát của cô bé 6 tuổi Demi:
Theo Daily Mail
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Hiện tượng tâm lý kỳ lạ khiến cô con gái 6 tuổi thường xuyên đánh mẹ tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].