Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ ngày 1/7

Sở Tài chính Hà Nội mới đề xuất UBND TP.Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt tại Thủ đô từ ngày 1/7/2023. Đến ngày 1/1/2024, giá nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng.

Giá nước sạch sinh hoạt sẽ thay đổi thế nào?

Theo Sở Tài chính Hà Nội, phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt như sau: Mức đến 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) hiện với giá 5.973 đồng/m3 sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 áp dụng từ ngày 1/7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 áp dụng từ ngày 1/1/2024;

Mức từ 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024;

Mức từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên 12.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và lên 16.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Khi sử dụng trên 30m3 (hộ/tháng) các hộ cư dân phải trả 24.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/7/2023 và 27.000 đồng/m3 áp dụng từ 1/1/2024.

Thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng nước của người dân Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 10 - 16 m3/hộ/tháng. Theo đó, số tiền phải chi thêm khi tăng giá nước là 15.000 - 26.000 đồng/tháng.

Còn ở khu vực nông thôn, nhu cầu sử dụng nước của người dân đang ở mức 6 - 8 m3/hộ/tháng, thì số tiền phải chi thêm khi tăng giá nước là 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt tại Thủ đô từ ngày 1/7/2023

Hà Nội dự kiến điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt tại Thủ đô từ ngày 1/7/2023

Theo Sở Tài chính Hà Nội, nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%.

Như vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân thủ đô.

Sở Tài chính Hà Nội cũng cho biết, việc điều chỉnh giá nước cũng tính tới sự phân tầng với nhóm đối tượng. Cụ thể, với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức giá nước sạch áp dụng tại mức sử dụng nước sạch ở 10m³ đầu tiên sẽ giữ nguyên, không tăng giá.

Với người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực người dân tại vùng ảnh hưởng môi trường khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và người dân khu vực bị ảnh hưởng bãi rác Xuân Sơn thì sẽ có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân tại các địa điểm trên.

Vì sao phải điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt?

Lý giải về việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm đang ngày càng suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.

So với thời điểm trước đây, cơ cấu nguồn nước mặt tăng lên, giảm khai thác nguồn nước ngầm. Khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm.

Nếu không điều chỉnh giá nước sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới; ảnh hưởng tới các dự án cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước đang vận hành theo quy hoạch cấp nước.

Phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân

Phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân

Hơn nữa, với giá nước chưa được điều chỉnh thì các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái đầu tư, kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Bởi hiện nay Bộ Y tế yêu cầu chất lượng nước sạch phải đạt quy chuẩn QCVN01-1:2018/BYT, mà để xử lý nước đạt QCVN01-1:2018/BYT thì cần phải đầu tư công nghệ xử lý nước mới và cải tạo hệ thống cấp nước cũ.

Cũng theo Sở Tài chính, giá nước chậm điều chỉnh là hạn chế đối với việc xã hội hóa thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cấp nước. Hiện TP.Hà Nội đã kêu gọi thu hút được 23 nhà đầu tư tư nhân, triển khai 39 dự án cấp nước gồm cả dự án nguồn nước và mạng lưới. Trong đó có doanh nghiệp không thực hiện Dự án, phần lớn các dự án còn lại đều chậm tiến độ hoàn thành.

Các doanh nghiệp mới triển khai dự án trong giai đoạn này đang chịu nhiều áp lực chi phí vốn, với giá nước hiện hành chỉ đáp ứng được chi phí thiết yếu tối thiểu để vận hành Nhà máy, chưa thu hồi được vốn đầu tư, chưa có lợi nhuận.

Nếu giá nước không điều chỉnh kịp thời thì các doanh nghiệp này sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản, do không có nguồn lực tài chính để vận hành Nhà máy, dẫn đến không đảm bảo an ninh cấp nước cho Thành phố.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính