Báo Điện tử Gia đình Mới

GS. Hồ Ngọc Đại: 'Tôi phải vì đất nước này vài chục năm nữa!'

Trước bình luận của cộng đồng, GS. Hồ Ngọc Đại thẳng thắn chỉ ra, có kẻ xỏ lá, tôi không chấp vì họ chỉ muốn làm tôi tức.

GS. Hồ Ngọc Đại chỉ nói "tôi chia những người trong số đó thành 2 loại: một loại, họ thật bụng, nghĩ gì họ nói nấy; một loại, là kẻ xỏ lá, tôi không chấp vì họ chỉ muốn làm tôi tức”.

  GS. Hồ Ngọc Đại lên tiếng về lùm xùm xung quanh phương pháp Công nghệ giáo dục của ông

GS. Hồ Ngọc Đại lên tiếng về lùm xùm xung quanh phương pháp Công nghệ giáo dục của ông

Tối 9/9, GS. Hồ Ngọc Đại đã chia sẻ trên sóng truyền hình trực tiếp về những lùm xum xung quanh phương pháp Công nghệ giáo dục của ông. 

Phân tích kỹ càng phương pháp đánh vần “ô vuông, tam giác” cũng như một số “lỗi biên soạn” trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 mà dư luận đem ra mổ xẻ, GS. Hồ Ngọc Đại đúc kết: “Nói dễ hiểu, tôi tóm gọn lại trong 2 chữ cái và cách. Trong đó, cái là học cái gì còn cách là học bằng cách nào? Với tôi, “cái” phải là điều thiết thực, lâu dài”.

Ông cho rằng, cốt lõi của giáo dục gồm 2 vấn đề: lý thuyết và cách thực hiện. Giáo dục là vấn đề liên quan đến đời sống xã hội liên quan đến nhân dân nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào, giáo dục cũng phải lành mạnh. 

Với kinh nghiệm 50 năm làm nghiên cứu Tiểu học, GS. Hồ Ngọc Đại nhìn nhận, lớp 1 có vị thế rất quan trọng với trẻ nhỏ cho nên cần có sự giáo dục chuẩn xác.

“Với tôi, chúng ta cần tập trung tinh lực xử lý lớp 1, và bậc Tiểu học cho thật tốt. Vì tiểu học như móng nhà, ta xây vững chắc thì sau đó có để xây nhà cấp 4 cũng được mà 100 tầng cũng đủ sức”, GS. Đại ví von. Và trong lớp 1 môn quan trọng nhất chính là môn Tiếng Việt.

Theo GS. Đại, cái quan trọng nhất trong ngôn ngữ là tiếng nói - tiếng là lần phát âm trọn vẹn. Qua đó, trẻ hiểu được nguyên tắc, tìm chữ thay cho âm, có luật chính tả. Cái gốc trong ngôn ngữ là ngữ âm của tiếng, nếu trẻ không học được âm sẽ là học vẹt, không thực chất.

Ông chia sẻ, trong phương pháp của ông, những “ô vuông, hình tròn, tam giác” trẻ học cách đọc âm, nhớ âm. “Chỉ cần trẻ 6 tuổi, bất cứ dân tộc nào đến với tôi, chúng sẽ biết đọc, biết viết và không tái mù”, GS. Đại nhấn mạnh. 

Được hỏi về cảm xúc trước sự phản đối của cộng đồng, GS. Hồ Ngọc Đại thẳng thắn nói: “Tôi chia những người trong số đó thành 2 loại: một loại, họ thật bụng, nghĩ gì họ nói nấy; một loại, là kẻ xỏ lá, tôi không chấp vì họ chỉ muốn làm tôi tức. 

Tôi cần đất nước này, không cần ai hết, tôi phải vì đất nước này vài chục năm nữa!”

Trước đó, GS. Hồ Ngọc Đại cũng cho biết, trong số tất cả công trình của mình, sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục do ông chịu trách nhiệm, chiếm nhiều công sức và là thành tựu lớn nhất của ông. 

Học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng.

H.N

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính