Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Gợi ý cách trang trí mâm cỗ cúng rằm Trung thu ý nghĩa không thể bỏ qua?

Tết trung thu hay còn gọi là "Tết Trông Trăng", ngày lễ thiêng liêng được cử hành vào mỗi đêm Rằm tháng 8 hàng năm. Vậy, mâm cỗ cúng rằm trung thu cần có những gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết sau.

Mâm cỗ cúng rằm Trung thu cần có những gì?

Tết trung thu theo âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hàng năm. Đây là ngày Tết được nhiều trẻ em đón chờ nhất trong năm. Vào những ngày này trẻ em sẽ được người lớn tặng đồ chơi, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao, đưa đi chơi, xem múa lân...

Bên cạnh đó, vào ngày Tết  trung thu mỗi một gia đình sẽ tổ chức bày cỗ, trông trăng đến khuya.

Đây chính là hình thức vô cùng ý nghĩa thể hiện ý nghĩa chăm sóc, báo hiếu, biết ơn đến những thành viên lớn tuổi trong gia đình. Cũng chính vì lẽ đó, từ xa xưa, người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, trang trí mâm cỗ để có một đêm Rằm tháng 8 thật chỉnh chu và đẹp mắt. 

  Mâm cỗ cúng rằm trung thu cần có những gì?

Mâm cỗ cúng rằm trung thu cần có những gì?

Đầu tiên để có một mâm cỗ rằm trung thu tươm tất chúng ta phải chuẩn bị: Hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà, gạo, muối... Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi.

Chuẩn bị thêm những đồ hàng mã, chiếc đèn ông sao... Sau khi mua đủ những món đồ trên, bạn trang trí ra mâm. Như vậy là bạn đã có đủ một mâm cỗ cúng Rằm trung thu đầy ắp tình yêu thương.

Những lưu ý khi bày mâm cỗ cúng rằm trung thu

Cách chọn hoa quả cho mâm cỗ cúng rằm trung thu

Cách trang trí trên mâm ngũ quả cũng tùy vào từng vùng miền khác nhau, người miền Bắc thông thường sẽ khác với người miền Nam.

Mâm ngũ quả ngày tết trung thu của người miền Bắc thường có các quả như: Chuối, Bưởi, Đào, Hồng, Cam hoặc Chuối, Ớt, Bưởi, Quất, Lê. Ngoài ra, bạn cũng có cũng có thể thay thế một số quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương đương.

  Lựa chọn hoa quả tươi ngon cho mâm cỗ cúng rằm trung thu

Lựa chọn hoa quả tươi ngon cho mâm cỗ cúng rằm trung thu

Tùy nhiên, người miền Nam lại có cách trang trí mâm ngũ quả độc đáo và khác biệt hơn gồm : Mãng cầu, Dừa, Đu Đủ, Xoài, Sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm trái Dứa.

Tuy nhiên, những khu vực miền Nam họ đặc biệt kiêng một số loại quả như: Chuối vì cho rằng chuối là “chúi nhủi”, Cam “cam chịu”, Lê “lê lết”, Lựu “lựu đạn”, Sầu riêng, các loại quả chua, cay…

Mâm ngũ quả đêm rằm trung thu cần phải được thể hiện hài hòa, cân bằng âm dương gồm kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Mâm ngủ quả càng tươi mới, nhiều màu sắc thì càng sống động và may mắn.

Những điều cần tránh khi bay mâm cỗ cúng rằm trung thu

Để có một mâm cỗ hoàn chỉnh cho tết trung thu chúng ta phải lựa chọn những loại hoa quả tươi mới, nhiều màu sắc xanh, chín khác nhau. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

  Lựa chọn những loại hoa quả tươi mới, nhiều màu sắc xanh, chín khác nhau

Lựa chọn những loại hoa quả tươi mới, nhiều màu sắc xanh, chín khác nhau

Với những thông tin hữu ích về cách bày trí mâm cỗ cúng rằm tháng 8 mà chúng tôi đưa ra, hy vọng bạn sẽ có một mâm cỗ hoàn chỉnh và đẹp mắt nhất. Chúc các bạn thành công. 

Sự tích tết Trung Thu

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch.

Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ.

Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.

Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng.

Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.

(Nguồn: Bánh Trung Thu Kinh Đô)

P. Nhung ( t/h) GIADINHMOI.VN

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính