F0 Hà Nội điều trị tại nhà: Khi chuyển nặng thì liên hệ với ai, đến bệnh viện nào?

Số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội đang tăng nhanh, TP cũng đang triển khai cách ly, điều trị tại nhà. Vậy trong trường hợp F0 chuyển nặng thì liên hệ với ai, quy trình ra sao và đến bệnh viện nào?

  F0 chuyển nặng sẽ được đưa tới bệnh viện điều trị.

F0 chuyển nặng sẽ được đưa tới bệnh viện điều trị.

Bệnh nhân liên hệ với ai?

Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, khi các bệnh nhân mắc COVID-19 đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định của Sở thì sẽ triển khai cách ly, điều trị tại nhà. Bệnh nhân sẽ có Đơn đăng ký gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã, phường, thị trấn (qua Trạm Y tế) tại nơi cư trú. Từ đó, trạm Y tế xác định F0 có đủ các tiêu chí để cách ly tại nhà theo quy định.

Khi điều trị tại nhà, các trường hợp F0 có 11 triệu chứng chuyển nặng thì sẽ liên hệ với trạm y tế lưu động để được đưa tới các cơ sở y tế điều trị. 

Sở Y tế quy định đơn vị quản lý người nhiễm tại nhà là Trạm Y tế lưu động.

Trạm Y tế lưu động quản lý sức khỏe người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

Dưới hướng dẫn của Trạm Y tế lưu động, người bệnh tự theo dõi sức khỏe, khi có dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện thì báo ngay cho cán bộ y tế của Trạm để được đưa tới bệnh viện điều trị.

  F0 điều trị ở nhà sẽ có cán bộ Trạm Y tế lưu động theo dõi, hướng dẫn.

F0 điều trị ở nhà sẽ có cán bộ Trạm Y tế lưu động theo dõi, hướng dẫn.

Bệnh nhân đến bệnh viện nào?

Sở Y tế Hà Nội đã có phân tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 như sau:

Tầng 1, dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình. Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19:

- Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vắc xin;

- Tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vắc xin, không có triệu chứng cần can thiệp y tế. 

Tầng 2, dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao. Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2:

Tuổi bằng hoặc trên 65 và đã tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vắc xin; từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi. 

Tầng 3, dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.

Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện TƯ.

Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt

Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; ở tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.

Người bệnh đang điều trị HIV, Lao, cơ sở tiếp nhận điều trị ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; ở tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.

Người có bệnh lý tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện trung ương.

Người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa khác (như: Răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng…) cần can thiệp y tế, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa tầng 2; cơ sở điều trị tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.

Sở Y tế Hà Nội thông tin, các bệnh viện của trung ương, Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị, trạm y tế lưu động đang tiếp nhận và điều trị cho 6885 trường hợp F0.

 Hai bệnh viện của tuyến TƯ đang điều trị cho 233 bệnh nhân gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (65), Bệnh viện đại học Y Hà Nội (168).

 24 bệnh viện của Hà Nội gồm: Đức Giang (151), Thanh Nhàn (103), Hà Đông (141), Sơn Tây (35), Bắc Thăng Long (62), Gia Lâm (91), Mê Linh (145), Tâm Thần Hà Nội (12), Quốc Oai (114), Chương Mỹ (102), Vân Đình (142), Phú Xuyên (135), Hoài Đức (31), Mỹ Đức (101), Sóc Sơn (13), Đan Phượng (19), Đông Anh (24), Ba Vì (44), Thạch Thất (17), Thanh Oai (36), Phúc Thọ (08), Phụ Sản (08), Phổi Hà Nội (04), Ung bướu (02).

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính