8 món ăn bồi dưỡng sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà tăng sức đề kháng

F0 điều trị tại nhà cần chế độ ăn hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, uống đủ nước, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giúp tăng sức đề kháng.

Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn, người nhiễm COVID-19 bên cạnh việc nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước thì việc rất quan trọng là tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo hướng dẫn của Sở, nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng điều trị tại nhà:

- Ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

- Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

- Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sỹ.

- Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

  F0 điều trị tại nhà cần ăn đầy đủ chất để tăng sức đề kháng.

F0 điều trị tại nhà cần ăn đầy đủ chất để tăng sức đề kháng.

Các thực phẩm nên dùng:

- Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,…

- Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…

- Thịt các loại, cá, tôm…

- Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…

- Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…

- Các loại rau: đa dạng các loại rau.

- Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả

Thực phẩm hạn chế dùng

- Mỡ động vật, phủ tạng động vật.

- Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).

- Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

- Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Bệnh nhân có thể tham khảo thực đơn:

Bữa sáng: Gồm các món Phở bò, Phở gà, Bún bò, Bún mọc, Cháo tôm, Cháo thịt băm, Cháo bí ngô thịt gà...

Bữa trưa:

- Cơm, thịt bò xào hành tây, đậu phụ sốt, rau củ luộc, canh.

- Cơm, thịt kho trứng cút, chả cá sốt cà chua, rau củ luộc.

- Cơm, gà rang gừng, thịt mọc sốt, canh rau.

- Cơm, thịt lợn chiên, giò lợn, rau luộc, canh.

- Cơm, thịt bò xào xả ớt, trứng ốp, rau cải luộc...

Bữa tối:

Cơm, cá thu sốt cafc chua, rau muống xào

- Cơm, tốp hấp xả, trứng ốp, bí ngô xào tỏi, rau xanh.

-Cơm, cá phi lê chiên xù, thịt lợn luộc, rau luộc

- Cơm, gà luộc, chả lá lốt, rau xào, canh

- Cơm, cá sốt, trứng gà ốp lết, củ quả luộc, canh...

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính