Đối tượng trẻ em nào cần phải trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Nhiều tỉnh/thành đang triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Trong quá trình tiêm, những trẻ nào cần phải trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Theo "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em", Bộ Y tế nêu rõ:

Sau bước khám sàng lọc, những trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ được tiêm chủng ngay.

Đặc biệt, chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng COVID-19.

Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển thuộc diện trì hoãn tiêm chủng.

Thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện với những trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).

  Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển thuộc diện trì hoãn tiêm chủng. Ảnh minh họa

Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển thuộc diện trì hoãn tiêm chủng. Ảnh minh họa

Khi khám sàng lọc trước tiêm, trẻ được hỏi, quan tâm đến các yếu tố:

- Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin COVID-19.

- Có đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hay không.

- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.

- Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu.

- Nghe tim, phổi bất thường.

- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).

- Các chống chỉ định, trì hoãn khác.

Hiện, có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Các tỉnh/thành đang tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12-17 tuổi (học sinh lớp 7-12), sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 - 28 ngày).

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những phản ứng có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin Pfizer gồm:

- Những phản ứng bất lợi thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi là đau tại vị trí tiêm (> 90%), kiệt sức và đau đầu (> 70%), đau cơ và ớn lạnh (> 40%), đau khớp và sốt (> 20%).

- Các phản ứng bất lợi ở những người tham gia từ 16 tuổi trở lên là đau tại vị trí tiêm (>80%), kiêṭ sức (> 60%), đau đầu (> 50%), đau cơ và ớn lạnh (> 30%), đau khớp (> 20%), sốt và và thường có cường độ nhẹ hoặc vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm vắc xin. Tần suất của các biến cố sinh phản ứng hơi thấp hơn ở lứa tuổi cao hơn.

- Các phản ứng ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100) như:

+ Nổi hạch

+ Các phản ứng quá mẫn (ví dụ: phát ban, ngứa, ban, mày đay, phù mạch)

+ Mất ngủ

+ Đau chi

+ Khó chịu; ngứa tại vị trí tiêm

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính