Lá dạ cẩm
Trong Đông y, lá dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm tình trạng ợ chua, làm các vết viêm loét chóng liền…
Có nhiều cách sử dụng lá dạ cẩm để chữa đau dạ dày, trong đó, cách đơn giản nhất là đem một nắm lá dạ cẩm tươi hoặc khô đun sôi với nước và uống hàng ngày. Kiên trì uống nước đun lá dạ cẩm sẽ giúp trị đau dạ dày, làm cải thiện nhanh các triệu chứng đau, viêm loét, ợ hơi ợ chua khó khịu…
Cũng có thể sử dụng dạ cẩm dưới dạng cao bằng cách, dùng lá dạ cẩm khô 3,5kg, đường kính 1kg, mật ong 500ml. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho mật ong vào đóng thành chai dùng dần. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15ml, uống trước khi ăn hoặc khi đau.
Củ nghệ vàng
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, trong củ nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất cao. Mà curcumin lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công dụng sát khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa oxy hóa tốt.
Đặc biệt, đối với những người bị đau dạ dày, tinh chất curcumin có trong củ nghệ vàng có tác dụng giảm tiết axit dịch vị, trung hòa môi trường axit, làm liền vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, kháng viêm, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa…
Để trị đau dạ dày, mỗi ngày có thể dùng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất hòa vào một cốc nước ấm khoảng 40 độ C, thêm một thìa cà phê mật ong, khuấy đều và uống trước khi ăn khoảng 15 phút.
Người bị đau dạ dày cũng có thể tự làm viên nghệ mật ong để trị đau dạ dày bằng cách, chuẩn bị khoảng 120g tinh bột nghệ và 60gram mật ong nguyên chất.
Sau đó cho tinh bột nghệ và mật ong vào một cái bát to sạch, đeo găng tay nilon và dùng tay trộn đều hỗn hợp. Khi hỗn hợp đều thì vo thành từng viên khoảng 5g cho đến hết. Cuối cùng cho các viên nghệ mật ong vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 – 5 viên, uống với nước vào trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Mặc dù củ nghệ vàng tốt cho sức khỏe nhưng nên dùng ở mức vừa phải theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, tránh lạm dụng kẻo gây hại cho cơ thể.
Lá khôi tía
Khôi tía là cây thân mềm, lá dài, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông nhỏ mịn nên còn được gọi là cây khôi nhung.
Trong Đông y, lá khôi tía thường được dùng để làm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất tốt. Bởi lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết axit dịch vị, làm se vết loét dạ dày… nên rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày do tăng tiết axit dịch vị.
Để trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày do tăng tiết axit dịch vị có thể dùng lá khôi tía đun với nước và uống hàng ngày.
Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày cũng có thể sử dụng bài thuốc từ cây khôi tía như: Lá khôi tía (30g), Lá Bồ công anh (20g), Lá Khổ sâm (10g), tất cả đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho thuốc ngấm là có thể uống, nên uống trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút.
Lá khôi chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi thấy triệu chứng đau dạ dày giảm thì dừng lại, bởi dùng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng tiết axit dịch vị của dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể.