Giáo sư Hidetoshi Endo tới từ Trung tâm Lão khoa và bệnh Lão khoa Nhật đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình và đồng nghiệp Mỹ về ảnh hưởng của nghệ tới quá trình mất trí. Nghiên cứu này bắt nguồn từ thực tế là người già cao tuổi Ấn Độ ít bị mất trí hơn so với người già cao tuổi ở các nước khác. Đặc biệt, Nhật là nước có tuổi thọ dẫn đầu thế giới, nhưng các bệnh về não có liên quan tới tuổi tác lại rất phổ biến.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên các tình nguyện viên tuổi từ 50- 90. Những người này hơi có một chút vấn đề về trí nhớ, nhưng chưa bị bệnh Alzheimer hoặc các loại bệnh mất trí khác. Họ sẽ phải trải qua các bài kiểm tra về trí nhớ, nhận thức, phải điền các câu hỏi để đánh giá tâm trạng và cuối cùng là scan não sau mỗi 6 tháng.
Các nhà khoa học nhận thấy những người ăn nghệ thường xuyên (ít nhất là 2 lần/tuổi) trong 1 năm rưỡi được cải thiện đáng kể về trí nhớ và khả năng tập trung. Khi chụp MRI, số lượng mảng amyloid trong não - dấu hiệu của bệnh Alzheimer - đã giảm đáng kể. Tâm trạng những người tham gia thí nghiệm cũng khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tác dụng phụ xảy ra với những người tham gia là bị đau bụng và buồn nôn.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây cũng chỉ ra rằng curcumin trong nghệ có tính chất chống viêm sưng và chống oxy hóa. Và curcumin cũng có tác dụng tới các mạch máu của não, giúp não hoạt động tốt, và ngăn chặn hiện tượng mất trí nhớ.
Ở Việt Nam, nghệ được sử dụng như một gia vị trong nấu ăn, với giá thành “rẻ như bèo”, dao động từ 3.500 – 5.500 đồng (mua tại ruộng năm 2019).
Ngoài curcumin, omega- 3 cũng là một thành phần quan trọng trong thực phẩm giúp duy trì sức khỏe các mạch máu não, từ đó tăng cường hoạt động của não. Nó cũng giúp giảm hiện tượng viêm sưng ở mạch máu, cũng như ngăn sự hình thành cholesterol xấu. Omega- 3 được tìm thấy trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích, ga cá tuyết. Omega- 3 có thể tìm thấy ở một vài loại dầu thực vật như hạt lanh, ô liu, bí ngô; cũng như trong các loại hạt và bơ.