Dưới đây là 7 thực phẩm tưởng như lành mạnh nhưng bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều:
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây phổ biến ở trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Một ly nước ép chứa 5 - 6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu, điều này có hại cho quá trình chuyển hóa carbohydrate.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây. Bạn cũng có thể cho trẻ uống sinh tố thay vì nước ép trái cây.
Sữa chua
Đầu tiên, đừng chọn mua các sản phẩm sữa chua không được bảo quản trong tủ lạnh. Thứ hai, bạn nên chọn sữa chua tự nhiên thay vì sữa chua ngọt.
Sữa chua với trái cây chứa rất nhiều đường, chất béo và calo, có thể khiến trẻ bị thừa cân và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ngũ cốc
Những thực phẩm này không chứa bất kỳ yếu tố lành mạnh nào và chứa rất nhiều đường. Tất cả các chất lành mạnh của ngô, lúa mì và yến mạch bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.
Một thay thế tốt cho ngũ cốc là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để làm cho nó hấp dẫn hơn đối với trẻ.
Mật ong
Trẻ em trước 2 tuổi không nên ăn mật ong. Mật ong có thể gây ra phản ứng dị ứng và đôi khi mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn đến một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
Nho
Nho chứa vitamin và khoáng chất mà trẻ cần. Nhưng nho có thể khiến trẻ bị nghẹn vì vậy nên cắt nhỏ chúng trước khi cho trẻ ăn.
Thêm vào đó, trẻ rất khó tiêu hóa nho vì vậy nên cho trẻ ăn với số lượng ít. Bạn có thể thay thế nho bằng chuối cho trẻ dưới 2 tuổi.
Vitamin tổng hợp
Vitamin là một chủ đề gây tranh cãi khá nhiều. Cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ thay vì hỏi ý kiến bác sĩ.
Trẻ em nên được bổ sung vitamin cần thiết từ thực phẩm, không cần thiết cung cấp cho chúng bất kỳ chất bổ sung nào, trừ khi bác sĩ kê toa.
Sữa lắc
Nếu để chọn giữa sữa lắc và soda, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng chắc chắn chọn sữa lắc. Nhưng thực tế, sữa lắc cũng nguy hiểm như soda và chứa nhiều chất béo và đường.
Nghiên cứu mới nhất nói rằng uống một loại đồ uống nhiều chất béo và đường như vậy thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh tim mạch.
Nói chung, chúng ta không nên cấm hoàn toàn việc trẻ ăn đồ ngọt. Điều quan trọng là hình thành thái độ đúng với những loại thực phẩm này. Đồ ngọt chỉ là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thực phẩm bình thường.