Dưới đây là những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra với cơ thể khi uống quá nhiều nước.
1. Chướng bụng
Một trong những vấn đề về dạ dày nhiều người mắc phải là chướng bụng, đặc biệt ở phụ nữ.
Uống quá nhiều nước có thể khiến bạn cảm thấy như vừa ăn một bữa no và gây đầy hơi.
Thêm vào đó, nếu bạn uống nước quá nhanh, bạn có thể nuốt vào cả không khí và khiến bạn cảm thấy no. May mắn đây chỉ là một vấn đề tạm thời.
2. Tay chân sưng phù
Khi bạn uống một lượng nước lớn kết hợp với ăn thực phẩm quá nhiều muối thì có thể gây ra hiện tượng giữ nước, hay còn gọi là phù nề.
Điều này xảy ra khi lượng natri trong cơ thể quá cao và việc uống nước có thể gây sưng tấy ở các chi, đặc biệt là chân.
Nặng hơn là có thể gây phù nề ở não , làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.
3. Buồn nôn
Khi chúng ta uống quá nhiều nước, các tế bào trong não có thể bắt đầu sưng lên, làm tăng áp lực lên hộp sọ, dẫn tới cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Đây là 2 trong số các triệu chứng cảnh báo chúng ta đã uống quá nhiều nước.
4. Các triệu chứng tình của trạng thừa nước
Chúng ta thường không thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng của việc uống quá nhiều nước, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải là đau đầu. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, bối rối và mất phương hướng.
Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn của nhiễm độc nước có thể là hoa mắt, khó thở, tăng huyết áp và uể oải.
5. Cơ bắp dễ bị chuột rút
Để duy trì máu, chức năng cơ bắp và nhịp tim khỏe mạnh, cơ thể con người cần chất điện giải.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng chất điện giải trong cơ thể chúng ta.
Khi lượng điện giải giảm xuống, chúng ta có thể bị co thắt cơ và chuột rút.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn uống quá nhiều nước? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].