Trong y học cổ truyền, rau lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, nhuận tràng, ích sữa, dùng chữa tỳ hư, kém ăn.
Những lợi ích sức khỏe của rau lang
1. Trị táo bón
Rau lang có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, củ và rau lang đều nhuận tràng, là thực phẩm giúp trị táo bón.
Cách làm: Nấu canh rau lang với một ít dầu ăn hàng tuần, cũng có thể luộc ngọn khoai, trộn với nước chấm, ăn đều mỗi ngày khoảng một chén hoặc ăn rau lang tươi xào dầu vừng. Nấu canh rau lang.
2. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trong rau lang có chứa một loại dưỡng chất rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
3. Thanh nhiệt, giải độc
Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
4. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể
Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể.
Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
5. Phòng bệnh béo phì
Ăn củ và rau lang luộc giúp bạn phòng chống bệnh béo phì. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh.
6. Chữa yếu sinh lý
Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
7. Chữa cảm sốt mùa nóng
Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
Những ai không nên ăn rau lang?
- Người tiêu chảy, viêm dạ dày do thừa dịch vị, đường huyết thấp không nên ăn khoai lang và rau lang.
- Người bị sỏi thận không nên ăn thường xuyên mỗi ngày vì sẽ làm sỏi mau lớn hơn do rau lang có chứa các tinh thể canxi.
- Người đang quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
Lưu ý khi ăn rau lang
- Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm ợ chua, sình hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai sùng, khoai đã mọc mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và uống nước rau lang chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng, nên loại bỏ cọng thân già, chọn những lá gần ngọn xanh tốt.
- Bạn nên ăn luộc vào mùa hè, có thể xào tỏi cũng rất ngon và thích hợp vào mùa đông.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó ăn rau lang mỗi ngày? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].