Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Các dấu hiệu dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là một bệnh lý thường gặp khi nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi mỗi khi giao mùa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về câu hỏi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là một tình trạng cơ thể có phản ứng bị dị ứng khi thời tiết thay đổi như lạnh, nóng, ẩm ướt hoặc khô hanh. 

Những yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm này cũng kích thích lông động vật rụng nhiều, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc tăng lên trong không khí. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến việc xuất hiện tình trạng dị ứng cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài.

Trên thực tế, không phải ai cũng bị dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi. Tùy vào cơ địa hoặc sức đề kháng của từng người mà yếu tố nguy cơ góp phần tác động vào việc khởi phát dị ứng thời tiết sẽ khác nhau:

  • Thời tiết thất thường: Khi thời tiết hay môi trường thay đổi bất ngờ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa sẽ làm sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm đột ngột, chất lượng không khí và nhiều dị nguyên xuất hiện trong không khí hơn. Vì vậy, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này sẽ dễ bị dị ứng thời tiết hơn.
  • Miễn dịch giảm chức năng: Thời điểm giao mùa cũng là lúc tạo điều kiện cho các chủng nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi. Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm trong lúc này sẽ rất dễ bị những dị nguyên này tấn công.
  • Do cơ địa:  Nếu người bệnh thuộc tuýp người dễ bị dị ứng thì bất cứ thay đổi nào trong môi trường sống xung quanh cũng rất dễ khiến họ bị dị ứng, đặc biệt là thời tiết.
  • Do di truyền: Nếu người bệnh có người thân từng mắc dị ứng thời tiết thì họ cũng có thể mắc bệnh tương tự.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là một tình trạng cơ thể có phản ứng bị dị ứng khi thời tiết thay đổi

1 Các dấu hiệu dị ứng thời tiết

Phản ứng dị ứng thời tiết sẽ tùy vào cơ địa từng người, sau đây là một số dấu hiệu tiêu biểu nhất của dị ứng thời tiết:

  • Viêm mũi dị ứng.
  • Phát ban.
  • Nổi mề đay cấp tính.
  • Chàm bội nhiễm với tình trạng như nổi mẩn đỏ đi kèm mụn nước li ti có chảy dịch màu vàng ở chân, tay, mặt và thường kéo dài.
  • Ho, khò khè hoặc khó thở.
  • Đau đầu.

Phản ứng dị ứng thời tiết sẽ tùy vào cơ địa từng người

Phản ứng dị ứng thời tiết sẽ tùy vào cơ địa từng người

2 Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? 

Dị ứng thời tiết có thể trở nên nguy hiểm nếu phản ứng dị ứng diễn ra mãnh liệt hoặc kéo dài mà không được điều trị đúng cách.

Nếu bạn bị dị ứng thời tiết, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng một lượng lớn chất như histamin để chống lại các tác nhân gây dị ứng. Từ đó gây ra các triệu chứng gồm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa và thậm chí là các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều như khó thở, tức ngực... Lúc này, bạn cần đến bệnh viện sớm nhất để được điều trị kịp thời.

Vì dị ứng thời tiết có 2 dạng bao gồm cấp tính và mạn tính. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ ở trạng thái dị ứng cấp tính với các triệu chứng thường thấy như ngứa, nổi mề đay hay gây khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng này thường kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.

Nếu ở giai đoạn cấp tính, người bệnh không được chữa trị kịp lúc và đúng cách thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong.

Dị ứng thời tiết có thể trở nên nguy hiểm nếu phản ứng dị ứng diễn ra mãnh liệt

Dị ứng thời tiết có thể trở nên nguy hiểm nếu phản ứng dị ứng diễn ra mãnh liệt

3 Cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường xảy ra một cách bất ngờ mỗi khi giao mùa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một vài cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết sau đây để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc các triệu chứng dị ứng thời tiết:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Dị ứng thời tiết là tình trạng xuất hiện thường xuyên và lặp lại bởi các yếu tố gây dị ứng quen thuộc. Vì vậy, bạn nên tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng nhằm giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Chú ý đến thời tiết: Bạn nên chú ý đến sự thay đổi thất thường của thời tiết để có biện pháp phòng ngừa dị ứng phù hợp như đeo khẩu trang hạn chế sự tiếp xúc với phấn hoa, mặc áo khoác khi ra ngoài trời nắng nóng...
  • Giữ không khí trong nhà sạch sẽ: Bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc và lông thú cưng. 
  • Vệ sinh mũi, họng: Vi khuẩn, bụi bẩn hay phấn hoa có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và họng. Vậy nên, việc vệ sinh mũi và họng thường xuyên sẽ giúp hạn chế sự tích tụ của các dị nguyên trên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên tập trung bổ sung nhiều loại thức ăn như gừng, nghệ, cà chua, các loại củ quả chứa nhiều vitamin C như cam và chanh, cá hồi, dầu cá...
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Một số loại giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng bao gồm thuốc kháng histamin đường uống, xịt mũi chứa cromolyn, thuốc thông mũi.

Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tránh bị dị ứng thời tiết

Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tránh bị dị ứng thời tiết

4 Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Mặc dù các loại thực phẩm sau đây không trực tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Bởi vì các thực phẩm này thường chứa nhiều histamin, đây là một chất gây viêm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng. Những thực phẩm này bao gồm: 

  • Bánh mì trắng, bánh ngọt, trứng.
  • Các loại hạt như đậu phộng, hạt điều.
  • Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, gà rán, tôm chiên.
  • Soda hoặc nước tăng lực.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Thịt đỏ có trong bánh mì kẹp thịt, bít tết và thịt chế biến sẵn như xúc xích.
  • Bơ thực vật.

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều histamin

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều histamin

Xem thêm:

  • 8 triệu chứng viêm mũi dị ứng phổ biến bạn cần biết
  • 15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin về sự nguy hiểm của dị ứng thời tiết, các dấu hiệu và một số thực phẩm nên kiêng. Hãy chú ý đến các biểu hiện cũng như thời gian mắc dị ứng thời tiết để kịp thời đến gặp bác sĩ ngay nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính