Đau đầu và buồn nôn là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau đầu và buồn nôn là hai triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy đau đầu và buồn nôn là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả?

  Đau đầu và buồn nôn là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả? (Ảnh minh họa)

Đau đầu và buồn nôn là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả? (Ảnh minh họa)

1. Đau đầu và buồn nôn là gì?

Đau đầu là triệu chứng không thoải mái, đau xung quanh đầu bao gồm da đầu, cổ và mũi xoang. Còn buồn nôn là triệu chứng xuất hiện trong dạ dày, có nghĩa rằng cơ thể có cảm giác cần nôn ra thứ gì đó.

Đau đầu và buồn nôn là triệu chứng rất phổ biến và triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. 

Thỉnh thoảng hai dấu hiệu này xuất hiện tách biệt nhau nhưng có lúc chúng cùng xuất hiện và gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh. Vậy đau đầu và buồn nôn là bệnh gì?

2. Nguyên nhân đau đầu và buồn nôn là gì?

  Mang thai là nguyên nhân gây đau đầu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Mang thai là nguyên nhân gây đau đầu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Đau đầu, đau nửa đầu là nguyên nhân chính gây ra đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, nó còn gây ra chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng. Bên cạnh đó, đau đầu và buồn nôn có thể là do mất nước, lượng đường huyết thấp. 

Lượng đường huyết thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như uống nhiều rượu, bia, do tác dụng phụ của thuốc, do bệnh gan, bệnh thận, và thiếu hụt hormone. 

Ngoài ra, một số bệnh cũng gây nên triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đó là: 

  • Dị ứng thực phẩm, carbone
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Căng thẳng, lo lắng
  • Đau họng
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh ban đỏ
  • Bệnh mê đạo
  • Mang thai 
  • Do cảm cúm hoặc cảm lạnh
  • Do viêm não, u não
  • Do gãy xương đầu
  • Sốt vàng da
  • Bệnh SARS, Ebola
  • Sốt Colorado
  • Huyết áp cao

Bên cạnh đó đau đầu, buồn nôn có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt, bệnh dạ dày, bệnh tăng nhãn áp, hội chứng phình mạch não...

Bệnh bại liệt, sốt rét, bệnh thận, viêm amiđan, chấn thương, viêm gan A, sốt xuất huyết và lối sống không lành mạnh như tiêu thụ cà phê, rượu và nicotin có thể gây ra đau đầu và buồn nôn. 

3. Điều trị đau đầu, buồn nôn như thế nào?

  Bạn có thể nghe nhạc giảm đau đầu, căng thẳng (Ảnh minh họa)

Bạn có thể nghe nhạc giảm đau đầu, căng thẳng (Ảnh minh họa)

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, có một số cách điều trị chung nhất đó là thay đổi lối sống, uống thuốc và sử dụng các phương pháp khác để phòng và giảm các triệu chứng đau nửa đầu. 

  • Bạn nên ở trong phòng tối, yên lặng và sử dụng nước đá để chườm.
  • Nếu bạn nghi ngờ đau đầu và buồn nôn là do căng thẳng, hãy chắc chắn rằng bạn nên giảm các yếu tố gây căng thẳng và đi bộ, nghe nhạc hàng ngày. 
  • Nếu bạn nghi ngờ hai triệu chứng đó là do thiếu nước hoặc đường huyết thấp, hãy uống nhiều nước hơn hoặc ăn một vài thứ gì đó. 

Ngoài ra, ibuprofen, aceacetaminophen cũng có thể giảm đau đầu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. 

4. Cách phòng tránh bệnh đau đầu và buồn nôn

  Ngủ đủ giấc giảm đau đầu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Ngủ đủ giấc giảm đau đầu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Trong khi một vài căn bệnh rất khó để phòng tránh, bạn cũng có thể tự nâng cao sức khỏe và giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, chống lại bệnh tật. 

  • Bạn nên ngủ đủ giấc. 
  • Ăn uống lành mạnh. 
  • Nên uống đủ nước.
  • Không nên uống nhiều caffeine và nước uống có cồn.
  • Nhận biết và phòng tránh những yếu tố gây đau đầu, căng thẳng.
  • Bạn nên giảm nguy cơ chấn thương đầu khi đi ô tô bằng cách cài dây bảo hiểm.
  • Rửa tay sạch sẽ hàng ngày.

5. Khi nào bạn nên đi khám?

  Bạn nên đi khám nếu cảm thấy chóng mặt, cứng cổ...(Ảnh minh họa)

Bạn nên đi khám nếu cảm thấy chóng mặt, cứng cổ...(Ảnh minh họa)

Một số vấn đề như cảm cúm, cảm lạnh có có dấu hiệu đau đầu, cảm cúm có thể sẽ khỏi nhanh bằng cách nghỉ ngơi và áp dụng một số cách trị bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đau đầu và buồn nôn lại cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Do đó, bạn nên đi khám khi thấy những triệu chứng như: 

  • Cảm thấy chóng mặt
  • Dễ nhầm lẫn 
  • Nói lắp 
  • Sốt và cứng cổ 
  • Mất đi sự tỉnh táo 
  • Nôn khoảng 24 giờ 
  • Không đi tiểu trong từ 8 giờ trở lên

(Theo Healthline)

Xem thêm Clip: Bấm huyệt trị đau đầu 

Minh Trần

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính