Học cách suy nghĩ về kiếp người
Một số nơi ở Đức hàng năm đều có một lô học sinh trung học tới những quốc gia nghèo khó tận những vùng xa xôi của châu Mỹ và châu Âu trong các kỳ nghỉ.
Chúng ra nước ngoài không phải để đi du lịch, cũng không phải vừa học vừa làm, mà để nếm trải một cuộc sống gian khó, rèn luyện đủ mọi năng lực cho bản thân trong các hoạt động trải nghiệm độc đáo này. Quả thực có thể nói là móc tiền “ôm rơm rặm bụng”.
Vì sao phụ huynh của những học sinh này lại để con làm như vậy? Bởi vì sống tại một quốc gia hay khu vực nghèo, có thể khiến trẻ hiểu sâu hơn về xã hội, tự mình trải nghiệm thực tế giàu nghèo, nghiêm túc suy ngẫm về đời người, học cách đồng cảm và trân quý tất cả những gì mình đang có. Hoạt động này đã trở thành một trong những bài học của lũ trẻ.
Những đứa trẻ Đức, hầu hết sau khi trưởng thành đều rời xa cha mẹ, tự mình trải nghiệm một góc trời do mình tạo ra.
Thừa kế gia sản kếch sù không hẳn đã là hảo sự
Những ông bố bà mẹ Đức cho rằng, nếu những người trẻ tuổi dễ dàng có được số tài sản lớn, rất có thể sẽ đẩy chúng vào vực thẳm của sự đoạ lạc.
Vậy nên rất nhiều doanh nhân giàu có nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, đều bày tỏ rằng họ sẽ không để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cái, mà đa phần, thậm chí toàn bộ gia sản sẽ được quyên góp cho các tổ chức từ thiện trong xã hội.
Với cách làm này của cha mẹ, tin rằng rất nhiều con cháu ở các nước Á Đông sẽ phản đối lại, nhưng những đứa trẻ Đức không hề có bất kỳ thắc mắc gì về cách làm này của cha mẹ.
Bởi lẽ đại đa số đứa trẻ ở đây đều cho rằng tài sản của cha mẹ là thuộc về cha mẹ, không được quy cho con cái. Do vậy họ có quyền sử dụng tài sản theo ý mình.
Là con cái không nên kỳ vọng kế thừa bất kỳ tài sản nào. Những tài sản thuộc về bản thân chỉ có thể đạt được nhờ bản thân tự mình nỗ lực làm việc.
Họ tin rằng một cuộc đời như vậy mới có thể sống một cách no đủ, mới cảm thấy tự hào, thành công, và trải nghiệm được niềm vui chân chính là gì.
Sự tôn nghiêm
Người Đức có một niềm tin sâu sắc rằng: Xã hội là một chỉnh thể, giữa con người với con người nên là sự tôn trọng lẫn nhau. Người biết cách tôn trọng người khác mới xứng có được sự tôn nghiêm, cả xã hội mới hài hoà, cuộc sống của con người mới vui vẻ và an định.
Có một cậu thanh niên châu Á tới Đức thăm thân đã kể lại một câu chuyện rất thú vị.
Khi tham quan vườn thú tại Hamburg, cậu đi vệ sinh. Khi vừa bước ra ngoài, một cô gái người Đức ngăn cậu lại hỏi: “Cậu có nhìn thấy một cậu bé ở trong đó không?” Cô ấy nói rằng con trai mình đã vào nhà vệ sinh khá lâu rồi, tới giờ vẫn chưa ra.
Cậu thanh niên nhớ ra rằng vừa rồi quả thực mình có nghe thấy tiếng nói trong nhà vệ sinh, bèn quay vào trong. Tại vị trí trong cùng của nhà vệ sinh, cậu nhìn thấy một bé trai đang nghiêm túc sửa lại tay gạt của một bình nước. Nhưng cậu ấy trông mới chỉ khoảng 12 tuổi.
Sau khi bắt chuyện, chàng trai mới biết rằng hoá ra tay gạt của bồn cầu đột nhiên không hoạt động, nước không xả được. Cậu bé vì muốn bồn cầu mình đã dùng được xối nước sạch sẽ,
không để lại mùi hôi thối cho người dùng sau, nên đã tự tay sửa lại. Bởi lẽ cậu cho rằng, khiến người khác khó chịu là không phải phép.
Làm phiền người khác là đánh mất sự tôn nghiêm của bản thân. Rất nhiều người Á Đông khi sống ở Đức cũng cảm nhận được rằng cha mẹ người Đức vô cùng chú trọng giáo dục những phẩm chất này cho con trẻ.
Việc bồi dưỡng phẩm đức vô cùng quan trọng
Trong tâm thức của người Đức có một quan niệm như sau: Những phẩm đức tốt có được nhờ sự lan truyền, chứ không phải do được chỉ dẫn.
Họ xưa nay không hề yêu cầu con mình học thuộc lòng những chuẩn tắc đạo đức, mà lại yêu cầu chúng trải nghiệm luân lý đạo đức tự nơi sâu thẳm trong tâm hồn và trong cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường tiểu học của Đức có một môn học gọi là “Giáo dục xã hội lành mạnh cho cá nhân”. Môn học này không yêu cầu trẻ phải có lý tưởng cao xa, mà chỉ cần khiến chúng hiểu được làm thế nào để có kỷ luật và hoà nhập vào xã hội.
4 quan niệm trọng yếu trong môn học là: Yêu cuộc sống, công chính bình đẳng, thành thực, giữ chữ tín.
Bởi lẽ các trường tiểu học và trung học tại Đức vô cùng chú trọng sự gợi mở đối với tâm hồn trẻ, nên nhà trường mở ra rất nhiều các khoá học về các loại hình tín ngưỡng.
Giới giáo dục Đức cho rằng, nhận thức về thần linh trong tôn giáo có thể gợi mở những suy ngẫm về tinh thần và sự tự do trong sinh mệnh của trẻ. Điều này đóng vai trò then chốt trong việc bồi đắp nhân tính và phẩm chất đạo đức cho chúng.
Tập trung vào kiến thức xã hội
Học sinh tiểu học tại Đức rất thoải mái, chúng chỉ phải học nửa ngày. Phép tính lớp một chỉ yêu cầu trẻ nhận biết từ 1 đến 20, yêu cầu không cao. Nhưng chúng có một môn học tổng hợp rất quan trọng là địa lý, lịch sử, nhân văn, văn hoá, tôn giáo. Rất nhiều kiến thức cơ bản và chính trị kết hợp với nhau, phạm vi đề cập tới rất rộng, có thể khiến chúng hấp thụ được một lượng lớn kiến thức, trải nghiệm trong một thời gian ngắn.
Chỗ cao minh ở đây là bắt tay từ những nhận thức cơ bản về mọi phương diện, sẽ giúp trẻ có được nhận thức khái quát về con người, gia đình và xã hội. Thầy cô cũng đưa ra rất nhiều chủ đề để học sinh lên bảng diễn giảng, như vậy sẽ yêu cầu trẻ phải tự tìm kiếm tài liệu bên ngoài, bồi dưỡng năng lực suy nghĩ độc lập. Cho nên ngay khi còn rất nhỏ trẻ em Đức đã có những kiến giải độc đáo.
Không chỉ vậy, đa số các trường học tại Đức hàng tuần đều tổ chức thảo luận theo lớp. Họ chọn ra một vài sự việc xảy ra trong trường hoặc trong xã hội để trẻ phát biểu cách nhìn của mình, sau đó mọi người cùng thảo luận, tự mình lĩnh ngộ và phán đoán đúng sai.
Những trò chơi tập thể cũng là một cách giao lưu quan trọng. Trong quá trình mọi người cùng tham gia trò chơi, trẻ sẽ hiểu được cách quan tâm và bao dung cho người khác, hiểu được tầm quan trọng của sự hợp tác nhóm.
Các trường học của Đức thường khích lệ trẻ con nuôi động vật nhỏ, tổ chức cho học sinh tới viện dưỡng lão nói chuyện với người già, quyên góp cho các tổ chức từ thiện và tham gia các hoạt động công ích hay bảo vệ môi trường, nhằm kích thích lòng nhân ái và trách nhiệm với xã hội của trẻ.
Đối với người Đức, phẩm chất cao quý là sự tự trọng và tôn trọng người khác, là tình yêu nhiệt thành với xã hội và tự nhiên được liên hệ mật thiết với nhau.
Chăm con tới tận chân tơ kẽ tóc có lẽ không phải là việc xấu, nhưng để chúng có thể phát triển toàn diện hơn, có thể đối mặt với những thách thức khi bước vào xã hội, vượt qua các khảo nghiệm, há chẳng phải điều tốt hơn hay sao.
Bạn đang xem bài viết Dẫu bố mẹ giàu có vẫn cần cho con được 'nghèo' tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].