Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngay khi ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 là BN3298 trú tại Đà Nẵng từng đến TP.HCM từ ngày 30/4 đến ngày 4/5.
TP.HCM đã truy vết, cách ly 77 trường hợp, 75 trường hợp đã lấy mẫu xét nghiệm trong đó 61 trường hợp âm tính, 14 đang chờ kết quả. Đồng thời, tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc.
Tính từ đầu mùa dịch đến nay, số trường hợp nhiễm COVID-19 phát hiện tại thành phố là 267, trong đó 244 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 23 đang điều trị.
Ngày 11/5, TP.HCM triển khai tiêm vắc-xin cho nhân viên có nguy cơ làm việc tại cảng biển. Tổng số người được tiêm trong chiến dịch đợt 2 là 58.056. Chiến dịch tiêm đợt 2 đã cơ bản hoàn thành. Các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi và hiện tất cả đều ổn định.
Về hoạt động xét nghiệm giám sát, TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm theo quy định đối với thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại Thành phố; Xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly về cư trú tại thành phố. Tiếp tục lấy mẫu giám sát nhân viên làm tại sân bay. Bắt đầu triển khai lấy mẫu giám sát người làm việc tại cảng hàng hải.
Từ ngày 30/4, mở rộng lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên các khu vực nguy cơ như bệnh viện, khu du lịch, chợ, sân bay, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn, dịch vụ vận chuyển, khu chế xuất… 13.434 mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính. Lấy mẫu giám sát người đến từ các tỉnh, thành khác sau dịp nghỉ lễ, 2.463 mẫu đã có kết quả âm tính.
Tình hình cách ly kiểm dịch trên địa bàn thành phố: 4.045 người đang cách ly tập trung, 720 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.Hồ Chí Minh khuyến cáo, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là rất cao; Nâng mức cảnh báo dịch cao nhất tại thành phố; Chuẩn bị, sẵn sáng ứng phó với các tình huống dịch bệnh.
An AnBạn đang xem bài viết Đã có kết quả xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 từng đến TP.HCM tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].