4 lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp 2020, gia chủ nhớ kỹ kẻo tự tay quét sạch tài lộc

Rằm tháng Chạp là một trong những lễ cúng được người Việt chú trọng dịp cuối năm. Dưới đây là một số lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp 2020 ai cũng nên biết để không tiêu tán tài lộc.

  4 lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp 2020, gia chủ nhớ kỹ kẻo tự tay quét sạch tài lộc (Ảnh minh họa)

4 lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp 2020, gia chủ nhớ kỹ kẻo tự tay quét sạch tài lộc (Ảnh minh họa)

Cúng rằm tháng Chạp 2020 vào lúc nào là hợp lý?

Như chúng ta đã biết, rằm tháng Chạp là 1 trong 3 ngày lễ quan trọng dịp cuối năm của người Việt.

Vào ngày này, dù có bận rộn bao nhiêu đi chăng nữa thì người người, nhà nhà cũng cố sắm mâm lễ để dâng cúng tổ tiên.

Năm nay, rằm tháng Chạp rơi vào ngày thứ 5 (9/1/2020), do rơi vào ngày trong tuần thế nên các gia đình có thể sắp xếp cúng trước từ tối 14 âm lịch (tức thứ Tư ngày 8/1/2020).

Giờ cúng rằm tháng Chạp không quá quan trọng, miễn là cúng trong vòng 2 ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm cúng rằm tốt nhất là ban ngày hoặc chiều tối, tránh cúng quá muộn.

Đồ lễ cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?

Tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương mà mâm cúng rằm tháng Chạp sẽ có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều chọn cúng lễ chay hoặc lễ mặn vào ngày này.

Thông thường, mâm cỗ chay cúng rằm tháng Chạp thường sẽ có những lễ vật sau: Hương, hoa tươi (có thể chọn hoa cúc hoặc hoa huệ), trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá.

Mâm cỗ mặn thì còn tùy điều kiện của mỗi gia đình. Thường sẽ có: Gà luộc, xôi đỗ, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, rau củ luộc, rượu...

Lưu ý, gà cúng trên mâm cỗ ngày rằm tháng Chạp phải là gà trống. Sở dĩ chọn gà này bởi quan niệm của người Việt từ bao đời cho rằng, gà trống chính là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân.

Ngoài ra, người làm lễ cúng rằm tháng Chạp phải là người sạch sẽ, có tâm thanh tịnh, trong sáng. 

4 lưu ý khi cúng rằm tháng Chạp 2020, gia chủ nhớ kỹ kẻo tự tay quét sạch tài lộc 1

Dâng sớ cầu an

Bên cạnh việc sắm mâm lễ cúng tại gia, vào ngày rằm tháng Chạp, một số gia đình cũng lựa chọn dâng lễ, sớ cầu an trên chùa. 

Việc làm này vừa để cầu an cho người thân trong gia đình lại giữ cho gia chủ tâm hồn thanh tịnh, trong sạch.

Thông thường, sớ cầu an gồm có 7 lá, sớ dâng tại chùa.

Kiêng không làm một số việc để tránh phạm

Trong ngày rằm tháng Chạp, các gia chủ nên tránh làm những việc được liệt kê dưới đây để tránh phạm.

- Không vay mượn tiền nong

- Không làm việc hại người

- Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau gây mất đoàn kết

- Không làm vỡ gương, chén bát

Xem thêm: Văn khấn cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính