Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn?

“Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào” – nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này, mời tham khảo những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, cầu bình an và may mắn sau đây.

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào?

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thành tâm sắm sửa lễ vật dâng Đức Phật và gia tiên để cầu mong được phù hộ độ trì cho một năm bình an và làm ăn phát đạt.

Ngoài mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, cũng rất nhiều người đi chùa vào ngày này vì cho rằng “lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 0

Quan niệm này cũng có phần đúng vì Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Mọi người nếu đi lễ chùa cầu an vào ngày này, thường rất linh nghiệm và tâm được thanh thản.

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào” – nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi này, mời tham khảo những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng sau đây.

Chùa Quán Sứ

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 1

Nằm ở trung tâm thủ đô, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất và là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Không chỉ là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ còn thu hút lượng lớn khách du lịch tham quan và người dân đến lễ bái, cầu an, kiếm tìm sự thanh thản.

Vào ngày mùng một, ngày rằm, đặc biệt Rằm tháng Giêng, chùa Quán Sứ cũng là nơi mọi người nghĩ đến đầu tiên khi muốn đi lễ chùa.

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 2

Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí.

Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng.

Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thời Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Hai bên và đằng sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

Nếu bạn có ý định tìm nơi đi lễ chùa đầu năm, thì nhất định không được quên chùa Quán Sứ, ở địa chỉ số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chùa Một Cột

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 3

Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài. Truyền thuyết kể lại rằng, năm 1049, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nằm mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong giấc mơ.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Nhưng lại là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam và được chọn là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Ngoài cầu tài, cầu học hành, công danh, chùa Một Cột cũng là địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân địa phương lui tới để mong ước một năm sức khỏe bình an, đẩy lùi mọi bệnh tật.

Chùa Trấn Quốc

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 4

Nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội khi có lịch sử gần 1500 năm. Chùa gây ấn tượng bởi nét kiến trúc hài hòa giữa tính trang nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã.

Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến cầu bình an vào dịp Rằm tháng Giêng.

Chùa Phúc Khánh

Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn? 5

Chùa Phúc Khánh có địa chỉ tại số 382, Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời và linh thiêng bậc nhất tại thủ đô.

Điện Phật trong chùa được bài trí tôn nghiêm và có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa Phúc Khánh có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án...

Nổi tiếng linh thiêng nên chùa Phúc Khánh luôn đón hàng nghìn Phật tử đến thành tâm lễ bái và cầu bình an.

Trên đây là những ngôi chùa linh thiêng nên ghé thăm vào dịp Rằm tháng Giêng năm 2019. “Đi lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vì thấy hãy lên kế hoạch thật chi tiết cho chuyến du xuân đầu năm đến cửa Phật để cả năm được thuận buồm xuôi gió.

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính