Tháng 1 năm nay, ngôi nhà của cô Hoàng nằm tại thị trấn Long Kết, Trung Quốc không may gặp hỏa hoạn.
Đám cháy lớn đã phá hủy mọi đồ đạc trong gia đình. Đáng buồn cụ ông 81 tuổi là bố của cô vốn đang để tiết kiệm 30 nghìn Nhân dân tệ (108 triệu đồng) tiền giấy ở nhà cũng bị thiêu trụi.
Cô Hoàng cho biết: “Ông cụ không dám ăn không dám tiêu, đây là số tiền ông tích góp được cả đời”.
Từ khi bị mất số tiền lớn, cha của cô vô cùng buồn bực, cơm không buồn ăn, trong lòng lúc nào cũng thấy tiếc nuối, bứt rứt.
Cô Hoàng nói với cha mình ngân hàng chỉ có thể đổi một phần số tiền vì tiền giấy đã bị đốt đen hết các góc, không giống như tiền bị rách chúng ta thường đi đổi.
Ngày 31/1, cô Hoàng đã đến một chi nhánh của ngân hàng Thành Đô. Nhân viên ở đây cho biết tiền có thể đổi, tuy nhiên lượng công việc khá nhiều, đề nghị cô đến trụ sở chính giải quyết.
9h30 sáng 1/2, tại trụ sở chính ngân hàng đã cử người kiểm kê lại số tiền bị đốt cháy.
Một trong những nhân viên tích cực thực hiện việc kiểm tiền là Miêu Hiểu Vũ cho biết, do số tiền đã bị đốt cháy dính vào nhau, nên họ phải tách từng tờ một để kiểm kê.
Sau khi tiền được tách ra ngoài phân tích diện tích bị phá hủy, còn phải kiểm định tính chất thật giả của tờ tiền ấy.
Cho đến 5 giờ chiều, ngân hàng hết giờ làm, các nhân viên ở đây vẫn quyết định hoàn thành xong việc mới về, vì không muốn khách hàng phải đi lại nhiều.
Theo quy định của ngân hàng Trung Quốc, những tờ tiền hư hỏng, bẩn còn có thể phân biệt mệnh giá, bề mặt còn 3/4 trở lên được đổi nguyên giá. Bề mặt còn từ 1/2 đến dưới 3/4 được đổi 1/2 giá trị. Bề mặt tiền còn không đến 1/2 sẽ không được đổi.
May mắn là 3 nhân viên của ngân hàng, sau 8 giờ tỉ mỉ phân tích và kiểm kê, cuối cùng đã giúp cô đổi 22.850 Nhân dân tệ (82,5 triệu đồng), là mức bù đắp tổn thất cao nhất.
Chính vì vậy, cô Hoàng đã cô cùng biết ơn ngân hàng và còn viết thư cảm ơn.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết Cụ ông mất sạch tiền tích góp cả đời vì cháy nhà và cái kết bất ngờ tại ngân hàng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].