Báo Điện tử Gia đình Mới

Cổ nhân dạy rằng: ‘Rượu phải đầy, trà phải vơi’ vì sao lại như vậy?

Cổ nhân đã có lời dạy: ‘Rượu phải đầy, trà phải vơi’ vì sao lại có lời khuyên như vậy?

Vì sao rót trà phải vơi?

Cổ nhân có cách nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”. Đây đã là văn hóa đãi khách được lưu truyền mấy ngàn năm của người xưa.

Hàm ý của văn hóa “rót trà phải vơi” chính là: Khi rót trà mời khách thì không nên rót đầy, chỉ nên rót vơi, bảy tám phần là được rồi. Bời vì nước trà khi rót thường nóng, rót đầy chén có thể khiến khách bị bỏng. Khách uống trà cũng không thể bưng chén trà lên để uống cho thoải mái được.

Ngoài ra, chén trà càng đầy thì càng lâu nguội, ảnh hưởng đến việc cảm thụ vị trà của người uống. Cho nên, cổ nhân thường dạy để bày tỏ sự tôn trọng của chủ nhà với khách thì chớ nên rót chén trà đầy. Nhiều người còn cho rằng việc chủ nhà rót chén trà đầy là đuổi khách.

Trà vơi thích hợp với tiết tấu chậm rãi, vừa mang ý nghĩa “nước chảy nhỏ thì dòng chảy sẽ dài”, “tương lai còn dài”, mà Trà đạo thường đề cao tính “Liêm”, “Mỹ”, “Hòa”, “Kính” (tức là liêm khiết, mỹ lệ, hài hòa và thành kính”.

Người phương Đông rất coi trọng văn hóa uống trà, khi thưởng trà, người xưa đặc biệt coi trọng ba yếu tố là: xem, ngửi và phẩm.

Xem chính là xem màu sắc của trà, ngửi chính là ngửi mùi vị của trà, còn phẩm chính là phẩm hương vị của trà. Người dùng trà chiêu đãi khách cần chú ý trong lúc nói chuyện với khách, mượn hương vị của trà để tạo nên một bầu không khí thảnh thơi, thanh nhàn, hòa ái.

Uống trà phải tránh nuốt chửng, uống một hơi, chú ý uống từng chút một, như vậy mới có thể cảm nhận được hết hương vị của trà cũng thể hiện ra sự tu dưỡng, lịch thiệp của bản thân.

cn1

Vì sao rót rượu phải đầy?

Thông thường lúc rót rượu, mọi người đều là rót cho đầy ly, đó là bởi vì rót rượu đầy cho khách là thể hiện lòng tôn trọng cũng như hiếu khách, còn rót rượu đầy cho mình là biểu hiện thành ý của bản thân.

Vì trà nóng nên tránh rót đầy, rượu có tính lạnh nên việc rót đầy ly rượu không làm khó cho khách. Hơn nữa, uống rượu khác với uống trà, thường chú ý đến tính hào sảng, phóng khoáng. Ngoài ra, không khí trên bàn rượu rất náo nhiệt chứ không thanh nhàn như khi uống trà. Chén rượu đầy tràn, biểu hiện ra là đối xử với mọi người nhiệt tình, bầu không khí rất thân mật, nồng nhiệt. Rất nhiều nơi còn có tục lệ là: “3 chén rượu đầu phải đầy, phải uống cạn ly, không say không về”.

Ngoài ra, người xưa cũng tổng kết ra 3 “nguyên tắc” khi uống rượu: “Kính”, “Hoan” và “Nghi”, tức là: kính trọng, vui vẻ và có chừng mực. Nghĩa là: Trong quá trình uống rượu cần thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng đối phương, hai bên phải vui vẻ, đồng thời cũng cần phải có chừng mực và thích hợp.

Xã hội ngày nay có một số người không uống trà, cũng không mấy khi đụng tới rượu. Khi tiếp những người như vậy cũng không nên cưỡng ép họ, để tránh làm mất hòa khí đồng thời cũng thể hiện lòng tôn trọng đối phương.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc uống hay mời bạn bè một chén trà, chén rượu như thế nào có lẽ không cần để ý nhiều lắm đến lễ tiết cũng như nghi lễ. Nhưng ở những buổi tiệc trang trọng, nếu sơ sẩy một chút, rất có thể sẽ khiến không khí trở nên mất vui, thậm chí căng thẳng khiến cả chủ và khách đều cảm thấy khó xử.

Nghi lễ “uống rượu, thưởng trà” tuy đơn giản nhưng bao hàm rất nhiều ý tứ, qua đó thể hiện sâu sắc nghệ thuật đối nhân xử thế và trí huệ của cổ nhân.

Tuệ Nhi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính