Tuy nhiên, nhiều người đang đánh giá ‘lò vi sóng không an toàn’ hay có những lời đồn thổi, sóng điện từ trong vật dụng nhà bếp đó có khả năng gây bệnh, gây ung thư cho con người.
Gần đây nhất, trong chương trình ‘'Inside the Factory' của đài BBC2’, Giáo sư Costas Stathopoulos, Đại học Abertay Dundee, Scotland cho rằng: Việc rã đông trong lò sẽ khiến lượng vi khuẩn tăng đến mức nguy hiểm.
Thậm chí, thức ăn còn có thể có sự xuất hiện của khuẩn Ecoli. Điều đó càng làm gia tăng độ hoài nghi của người tiêu dùng với lò vi sóng.
Trao đổi với PV Gia Đình Mới về vấn đề này, PGS. TS Trần Hồng Côn Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho biết: ‘Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng chính là phát ra một sóng điện từ.
Sóng này tác động vào một vật khiến các phân tử cấu tạo nên vật dao động mạnh và sinh nhiệt. Vì vậy, nhiệt sinh ra từ bên trong, giúp thức ăn chín’.
Nguyên lý rã đông thức ăn bằng lò vi sóng cũng như vậy, khi thực phẩm đông lạnh (tức đóng băng) sẽ có nước. Sóng tác động lên phân tử nước, sinh nhiệt, khiến đá tan ra trả lại nguyên trạng ban đầu của thực phẩm.
Với nguyên lý đó, PGS. TS Trần Hồng Côn khẳng định: ‘Sóng điện từ tác động lên vật, nhiệt sinh ra từ giao động phân tử nên không gây ra bất cứ phản ứng gì và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Chỉ có lưu ý, nếu chúng ta quay quá lâu, thực phẩm sẽ chín tái gây không ngon, mất chất dinh dưỡng của thực phẩm’.
Lưu ý trong rã đông:
Sử dụng thực phẩm rã đông phù hợp: Không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào lò vi sóng để rã đông. Nếu cho rau quả đông đá vào lò để rã đông thì sẽ làm chúng bị nhũn và mất chất.
Nên tháo màng bọc thực phẩm khi rã đông: Không phải loại màng bọc thực phẩm nào phù hợp với lò vi sóng nên có thể gây ra cháy nổ, rất nguy hiểm.
Chọn khối lượng thực phẩm và chỉnh nhiệt độ phù hợp: Mỗi lò vi sóng sẽ có giới hạn nhất định cho khối lượng thực phẩm mỗi lần cần rã đông và nên chỉnh nhiệt độ trung bình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nên chế biến ngay thực phẩm sau rã đông: Thực phẩm sau khi rã đông trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Do đó, cần ước tính thời gian rã đông sao cho vừa kết thúc là có thể mang đi chế biến ngay.
Không tiếp tục bảo quản thực phẩm đã rã đông: Nên ước lượng thực phẩm cho thích hợp để đảm bảo rằng sau khi rã đông sẽ được sử dụng hết để chế biến thành món ăn. Vì phần thực phẩm thừa rất dễ mất chất và vi khuẩn sinh sôi.
Hồng NgọcBạn đang xem bài viết Chuyên gia hóa học nói gì về thông tin ‘không nên rã đông bằng lò vi sóng’ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].