4 thói quen đơn giản tại nhà ai cũng làm được để không bị rối loạn tiền đình hành hạ

Rối loạn tiền đình cần điều trị bằng thuốc và kết hợp 1 số phương pháp hỗ trợ tại nhà để việc điều trị đat hiệu quả tốt nhất.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau của hai bên hốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, giữ thăng bằng và kết hợp cử động mắt với đầu và thân thể. Khi chúng ta cử động, di chuyển cúi, xoay người,… thì tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để đảm bảo cơ thể luôn được giữ cân bằng.

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể mất thăng bằng của cơ thể do nguyên nhân xuất phát từ những bất thường ở hệ  thần kinh sau ốc tai hoặc do dây thần kinh số 8 bị thoái hóa hoặc bị chèn ép. Các triệu chứng mất thăng bằng có tính chất lặp đi lặp lại gây khó chịu cho người bệnh. 

Ngày càng nhiều người bị rối loạn tiền đình.

Ngày càng nhiều người bị rối loạn tiền đình.

Điều trị rối loạn tiền đình như thế nào?

Rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi và ngăn ngừa tái phát cũng như biến chứng. Nhưng việc này chỉ có thể làm được khi bệnh nhân nghiêm túc thực hiện cách chữa rối loạn tiền đình theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu là điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định về loại thuốc, cũng như liều lượng sử dụng phù hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị đạt mức cao nhất, đề phòng bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện việc thay đổi lối sống, sinh hoạt để việc điều trị bệnh hiệu quả.

Thứ nhất, thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Những người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu axit folic, chất xơ, cùng các loại vitamin thiết yếu hàng ngày cho cơ thể.

Các loại thực phẩm giàu axit folic thường được khuyên dùng góp phần tăng sức khoẻ hệ thống tiền đình của người bệnh, bao gồm như: rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu hũ, đậu phộng,…

Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau xanh đậm và hoa quả tươi, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá và miễn dịch như bông cải xanh, măng tây, cải bó xôi, đậu bắp, cam, chanh, bí ngô, quýt, bưởi…

Các thực phẩm giàu Vitamin C, B6, D như hoa quả, thịt, gà, trứng, sữa...

Người bệnh rối loạn tiền đình cần tránh các loại thực phẩm chứa các chất kích thích không lành mạnh như:

– Caffeine: Làm tăng chứng ù tai ở người bệnh

– Rượu, bia: Tác động lên hệ thần kinh gây đau đầu

– Nicotine trong thuốc lá: Làm giảm lượng máu cung cấp đến tai

– Chất béo từ mỡ động vật, kem bơ, bánh kem: Dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao.

Thứ hai, tạo thói quen sinh hoạt tốt

-Không đột ngột thay đổi tư thế: Tránh việc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, nhất là khi đang nằm đột ngột đứng dậy vì sẽ gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém, chóng mặt hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

-Kê gối cao vừa phải khi ngủ: Để gối ở độ cao vừa phải, giúp máu có thể tuần hoàn được tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn mạch gây thiếu oxy làm bạn khó thở hơn, xây xẩm mặt mày.

-Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Không nên tập các môn thể thao cần gắng sức quá nhiều, hãy lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng khác như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga hay dưỡng sinh.

Tập thể dục là thói quen rất tốt cho người rối loạn tiền đình.

Tập thể dục là thói quen rất tốt cho người rối loạn tiền đình.

- Sinh hoạt điều độ: Tuân thủ theo chế độ ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa và thức khuya để đảm bảo cơ thể không bị kiệt sức, gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.

- Tránh ngồi quá lâuMột thói quen của dân văn phòng chính là ngồi quá lâu. Bạn nên hạn chế điều này tối đa bằng cách cứ 1 đến 2 tiếng, hãy đứng dậy, đi lại, hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.

Thứ ba, chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp, bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai và lưu thông máu tốt hơn.

Người bệnh cần nằm thẳng trên giường và thẳng đầu, thực hiện bấm huyệt - xoa bóp vùng trán; Xoa bóp và bấm huyệt ổ mắt; Xoa bóp - bấm huyệt vùng đầu; Xoa bóp - bấm huyệt vùng tai...

Thứ tư, ngâm chân

Chân là một bộ phận có chứa nhiều huyệt mạch nhất. Do đó, việc ngâm chân mỗi ngày 30 phút sẽ giúp giấc ngủ của bạn chất lượng hơn mỗi đêm.

Không chỉ vậy, ngâm chân còn giúp ngăn ngừa các cục máu đông, tăng lưu thông khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và ngăn bệnh tật.

Bạn có thể sử dụng thêm các loại hương liệu như trà xanh, gừng hoặc xả trong nước ấm khoảng 45 độ. Đây không những là phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hữu ích, mà còn giúp người khoẻ mạnh có được giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái hơn nhờ lưu thông mạch máu.

Xem thêm: Thấy đau đầu kèm 2 triệu chứng này cùng lúc chính là biểu hiện của rối loạn tiền đình

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính