Chữa nám da, làm trắng da ở thẩm mỹ viện, spa: Mặt sưng đỏ, bong tróc vì lăn kim thuốc bắc

Sau khi lăn kim thuốc bắc tại một spa kém chất lượng để chữa nám da, làm trắng da, mặt của người phụ nữ bị sưng đỏ, bong tróc… Phương pháp này có cơ sở khoa học không?

Gia Đình Mới đăng tải loạt bài viết về Thẩm Mỹ Viện Lừa Đảo, mời bạn đọc theo dõi chuyên đề TẠI ĐÂY

  Thực hiện lăn kim tại những cơ sở thiếu uy tín có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm

Thực hiện lăn kim tại những cơ sở thiếu uy tín có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm

Chữa nám da bằng thuốc bắc: Tưởng vô hại, hoá ra... hại không tưởng

Chị Nguyễn Thu Hằng (35 tuổi ở Ứng Hòa, Hà Nội) bắt đầu bị xuất hiện nám khi sinh em bé thứ 2. Tình trạng nám xuất hiện nhiều làm da mặt chị đen sạm, xuống sắc.

Nghe theo lời mời chào, giới thiệu của chủ quán làm tóc quen, chị Hằng quyết định đến spa hoạt động chui  để đắp mặt thuốc bắc, lăn kim thuốc bắc nhằm giúp giảm các vết thâm nám, làm trắng da.

Chủ cửa hàng quảng cáo với chị Hằng rằng “kim lăn kích thích lên vùng da điều trị làm tăng sinh tế bào mới, sợi collagen, từ đó phục hồi làn da tươi trẻ và săn chắc.

Hơn nữa, trong quá trình lăn kim có sử dụng thêm thuốc bắc gia truyền để giúp thẩm thấu vào da nhanh hơn, giúp quá trình làm đẹp nhanh mà hiệu quả”.

Tuy nhiên, sau 2 liệu trình đến lăn kim và đắp thuốc bắc làm đẹp với giá 4 triệu đồng, mặt chị Hằng bị sưng đỏ, mẩn ngứa, da mặt bong tróc và phải dừng làm đẹp.

  Sản phẩm thuốc bắc chị Hằng mua để sử dụng khi lăn kim làm đẹp

Sản phẩm thuốc bắc chị Hằng mua để sử dụng khi lăn kim làm đẹp

Chữa nám, làm trắng da, trị sẹo bằng lăn kim là phản khoa học

Trao đổi với phóng viên Gia Đình Mới, ThS.BS Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Chi hội Nam y Da liễu Việt Nam, phương pháp lăn kim thường được chỉ định trong điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to và cũng có thể dùng trong làm đẹp da.

Tuy nhiên, kỹ thuật này không phải ai cũng có thể thực hiện được và không phải ai cũng thích hợp để dùng phương pháp lăn kim này trong điều trị. Nếu không đúng chỉ định thì lợi bất cập hại.

Thực tế đã có không ít người phải trả giá, không chỉ về tiền bạc mà còn cả nhan sắc của mình chỉ vì lăn kim ở những cơ sở làm đẹp chui, thiếu uy tín và được thực hiện bởi những người không có chuyên môn.

“Mới đây tôi cũng đã điều trị cho một bệnh nhân mất 20 triệu đi lăn kim, mang về khuôn mặt nhiễm trùng, trong khi đó, chi phí phục hồi gấp nhiều lần và rất mất thời gian cũng như công sức của bệnh nhân.

Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương da nặng vì lăn kim làm đẹp, da bị nhiễm trùng, giảm sắc tố da, da xuất hiện nhiều mụn mủ, gây sẹo và da rất dễ bắt nắng, bắt bụi.

Hơn nữa, việc thực hiện lăn kim ở những cơ sở làm đẹp không đảm bảo còn có thể lây nhiễm HIV, viêm gan B,... nếu các dụng cụ không được khử trùng và đảm bảo vệ sinh y tế” – Bác sĩ Nguyễn Phượng cho biết.

  Mặt bệnh nhân bị sưng đỏ, bong tróc sau khi tiến hành lăn kim

Mặt bệnh nhân bị sưng đỏ, bong tróc sau khi tiến hành lăn kim

Chữa nám da bằng lăn kim: Tuyệt đối tránh

Theo lý giải của bác sĩ Phượng, bản chất của phi kim, lăn kim là tái tạo da. Khi kim lăn, tạo ra các tổn thương nhỏ li ti trên bề mặt da, theo cơ chế lành vết thương sẽ hình thành quá trình tái tạo, tạo ra một lớp da mới.

Và việc tái tạo thế nào, hiệu quả đến đâu cũng tùy từng cơ thể. Còn phương pháp lăn kim thuốc bắc gia truyền mà các cơ sở làm đẹp quảng cáo có thể là dùng thuốc bắc để đưa vào da qua vết lăn kim và dùng để bôi sau khi lăn kim.

Tuy nhiên, không phải làn da nào cũng có thể lăn kim. Những chị em có làn da nám hay bị mụn tuyệt đối không nên lăn kim. Vì lăn kim sẽ tạo nên tổn thương với những làn da nhạy cảm, yếu.

Đặc biệt, với người da bị mụn, lăn kim sẽ mang vi khuẩn từ nốt mụn này sang nốt mụn kia và gây ra tình trạng viêm da lan tỏa trên khắp mặt.

Các bệnh nhân gặp biến chứng sau lăn kim đều có tình trạng như mặt sưng, xuất hiện nước vàng, chảy mủ trên bề mặt da, có cảm giác nóng rát…

Nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh đến các cơ sở điều trị đều chưa tìm hiểu kĩ các kiến thức trước khi điều trị, hoặc trong khi điều trị, trình độ kĩ thuật viên chưa cao hoặc chuyên môn chưa tốt, cơ sở điều trị không uy tín, chất lượng sản phẩm sử dụng kém.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc da sau lăn kim không đúng cách cũng có thể gây nên những tổn thương cho làn da của nhiều người.

Lăn kim chỉ là dụng cụ giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da chứ không phải là một cách làm đẹp thần thánh và tuyệt đối an toàn.

Chữa nám da, làm trắng da ở thẩm mỹ viện, spa: Mặt sưng đỏ, bong tróc vì lăn kim thuốc bắc 3

Do đó, để an toàn cho sức khỏe, khi muốn thực hiện lăn kim làm đẹp cần:

- Chọn cơ sở lăn kim uy tín, được thực hiện bởi những người có chuyên môn để có thể sơ cứu và xử lí tại chỗ các biến chứng trong hoặc sau khi lăn kim.

- Tuyệt đối không ham rẻ mà tự ý lăn kim tại nhà vì rất dễ xảy ra tai biến nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và nếu không được thực hiện bởi người có chuyên môn.

- Không nên lăn kim liên tục vì việc làm này sẽ làm làn da bị tổn thương nhiều hơn, khiến tế bào bị tổn thương, từ đó vi khuẩn hay các dị nguyên bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.

An Bình

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính