Gia đình là tế bào của xã hội
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nêu bật quan điểm gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Kết quả sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, các văn bản đề án về công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 và tổng kết Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015, đây là giai đoạn đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của công tác gia đình.
Nhiều văn bản, đề án về lĩnh vực gia đình, công tác gia đình được ban hành, phê duyêṭ, như: Quyết định số 629/QĐ-TTG, ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêṭChiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 81/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận số 26-TB/TW, ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư về viêc̣sơ kết Chỉ thịsố 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiêp̣hóa, hiêṇ đại hóa đất nước”; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP, ngày 03/01/2013, quy định về công tác gia đình. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác gia đình.
85% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu
Các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Cụ thể, 90% hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; 90% nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; hàng năm trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo lực gia đình, có người mắc tệ nạn xã hội…
Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
Ở mục tiêu này, có 80% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 85% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con cháu là trai hay gái; 85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông bà, chăm sóc cha mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; 95% hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình…
Về mục tiêu nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định, đã có 90% hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật, phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo; 90% hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiê tai, khủng hoảng kinh tế.
Hàng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình
Báo cáo Tổng kết Kế hoạch thực hiện Bình đẳng giới trong gia đình cũng cho thấy, với 13 chỉ tiêu được xây dựng như là những tiêu chí để vừa khơi gợi ra những vấn đề cần quan tâm, vừa là thước đo để đánh giá hiệu quả của những hoạt động trong thực tế, đa số các tỉnh, thành phố đều bước đầu có những hành động cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu này.
8/13 chỉ tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành với tỉ lệ từ 50% số tỉnh, thành phố trở lên, trong đó chỉ tiêu có số tỉnh, thành phố hoàn thành là 24 tỉnh, thành phố cao nhất là công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.
Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được ban hành kịp thời, bám sát định hướng chung trong công tác gia đình; việc tổ chức thực hiện Đề án được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, bài bản, linh hoạt theo nhu cầu thực tiễn.
Trong điều kiện kinh phí cho công tác gia đình nói chung còn hạn hẹp, nhưng các hoạt động của Đề án đã được cân đối, bố trí, lồng ghép để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án.
Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của ngành văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2008- 2015 đã được thực hiện khá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai các quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến địa phương, trong đó nổi bật là công tác truyền thông, chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng, tổ chức các hoạt động và nhân rộng mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình…
Phương hướng thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2016-2020 tiếp tục chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, đưa công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm;
Tăng cường kiểm tra việc thực thi và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình; Tập trung hoàn thiện các chỉ số, chỉ báo thu thập số liệu về gia đình, bạo lực gia đình kịp thời, chính xác phục vụ cho tham mưu, hoạch định chính sách về gia đình;
Đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục, đa dạng hình thức truyền thông; chú trọng tuyên truyền gương điển hình, phê phán hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, ngăn ngừa các thông tin và sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập vào gia đình, gắn tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình với việc tuyên truyền thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”.
Chi tiết toàn bộ nội dung TẠI ĐÂY
Bạn đang xem bài viết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại chuyên mục Giới & Phát triển của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].