Cấy tế bào gốc của người vào phôi động vật thành công, thêm hy vọng cho bệnh nhân chờ ghép tạng

Các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã lần đầu tiên thành công khi cấy các tế bào của người vào phôi của cừu, một thí nghiệm mở ra hi vọng về cuộc cách mạng trong cấy ghép tạng.

cay-te-bao-nguoi-vao-cuu

Bằng cách cấy các tế bào gốc của người vào phôi cừu, các nhà khoa học đã tạo ra một sản phẩm “lai” giữa cừu và người, trong đó chỉ có 1/10.000 số tế bào (hoặc ít hơn) là tế bào của con người.

Người đứng đầu dự án táo bạo này, giáo sư nghiên cứu về gen Hiro Nakuachi – đã công bố kết quả trên tại Hội nghị của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển khoa học mới tổ chức vào giữa tháng Hai.

Nhà sinh vật học Pablo Ross (Đại học California, Mỹ) cho rằng: “Chúng ta hiện nay đã có một công nghệ giành được sự sống đầy ưu việt, đó là cấy ghép tạng, nhưng công nghệ này không đủ cho mọi người.

Hãy tưởng tượng ta có thể nuôi những mô tạng trong 9 tháng để chúng đạt tới kích thước trưởng thành”.

Hiện nay, tại Mỹ có tới 76.000 người đang chờ trong danh sách ghép tạng, và cần tới 5 năm để một người được đưa lên đầu danh sách này (theo Daily Mail, ngày 17/2).

Tuy nhiên, việc cấy tế bào người vào phôi động vật cũng dấy lên những tranh cãi về mặt đạo đức.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stanford gặp phải nhiều ý kiến phản đối. Hai năm trước, Chính phủ Mỹ đã rút nguồn tài trợ cho một nghiên cứu tương tự sau khi nhận được hơn 200 ngàn ý kiến phản đối từ các nhóm bảo vệ động vật.

“Tất cả tiến trình này còn nhiều tranh cãi, không có cách làm nào là hoàn hảo, nhưng chúng mang lại hi vọng cho những người đang chết dần mỗi ngày” – ông Pablo Ross nhìn nhận.

Các nhà khoa học đã từng phát triển một mô hình cấy tế bào người vào phôi lợn, nhưng không thể sử dụng kết quả thí nghiệm này để phát triển tạng.

“Chúng tôi đã phát triển tụy của chuột trong những con chuột bình thường, sau đó lấy tụy đó ghép cho những con chuột bị tiểu đường. Việc cấy ghép đó tỏ ra có tác dụng chữa trị gần như hoàn toàn căn bệnh” – Giáo sư Hiro Nakuachi cho biết.

“Có thể mất 5 năm hoặc 10 năm, nhưng tôi tin rằng chúng tôi thực sự sẽ làm được” – vị Giáo sư này khẳng định.

Nhà sinh vật học Ross cũng ủng hộ quan điểm này, ông hi vọng rằng việc phát triển các mô tạng không chỉ cứu sống con người mà còn có thể hạn chế các điều kiện phát triển bệnh như bệnh tiểu đường.

Phương Phương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính