Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông
Khi Đức Phật đang đi lên núi thì giữa đường, Ngài gặp 3 người đàn ông: Một người đang ngồi thiền dưới bóng cây, một người đang ngồi thiền ở bãi đất trống và một người đang nhảy múa. Cả 3 người đều đang trong quá trình đi tới sự giác ngộ và giải thoát.
Khi Đức Phật đi qua, người đàn ông thứ nhất hỏi Ngài: "Khi nào thì tôi sẽ được giải thoát?" Đức Phật trả lời rằng phải mất ít nhất là 1000 năm nữa thì anh ta mới được giải thoát để trở thành Phật, và người đàn ông lại tiếp tục thiền định dưới bóng cây.
Đức Phật lại đi qua người đàn ông thứ 2, Ngài thấy ánh mặt trời đang đang khiến cho làn da của người này bị bỏng rát. Anh ta cũng có câu hỏi giống như người thứ nhất, rằng "Bao giờ thì tôi được giải thoát?".
Trước câu hỏi này, Đức Phật lại trả lời rằng phải mất ít nhất là 1000 năm nữa thì anh ta mới được giải thoát.
Nghe thấy như vậy, người đàn ông buồn bã nói "Tôi phải chịu khổ rất nhiều mới có thể được giải thoát" rồi lại tiếp tục ngồi thiền dưới cái nắng như thiêu như đốt.
Khi Đức Phật đi qua người thứ 3, Ngài lại nghe thấy câu hỏi tương tự nên cũng trả lời giống như với 2 người trước. Tuy nhiên, người này không hề tỏ ra buồn bã hay đau khổ, mà trái lại, anh ta chỉ mỉm cười rồi lại tiếp tục nhảy múa, và ngay khoảnh khắc ấy, anh ta đã được giải thoát.
Suy ngẫm từ câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông
Con đường đi tới thành công, đôi khi không quan trọng tới việc dài ngắn ra sao, mà phụ thuộc vào thái độ và cách làm của chúng ta.
Nếu chỉ biết cố gắng một cách mù quáng, ta sẽ phải mất rất lâu mới đi tới đích, trong khi người khác, nếu biết dùng thái độ và cách làm đúng, lại có thể đạt được điều đó một cách dễ dàng.
Trong cuộc sống, các bạn nên biết những điều tạo nên thành công và hạnh phúc:
1. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.
2. Hãy luôn nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành tựu to lớn đều tiềm ẩn cả những nguy cơ lớn
3. Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.
4. Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế.
5. Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.
6. Khi chịu tổn thất, đừng để mất bài học
7. Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.
8. Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình.
9. Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế.
10. Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó.
11. Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.
12. Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn”.
13. Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.
14. Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
15. Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy.
Xem thêm các bài viết sống đẹp khác tại đây.
(Theo phatgiao.org.vn)
Bạn đang xem bài viết Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu tại chuyên mục Mẹ và Bé của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].