Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thuận tình ly hôn có cần gửi đơn ra tòa không?

Cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn thì có cần gửi đơn ra tòa hay không. Thủ tục như thế nào?

  Thuận tình ly hôn có cần gửi đơn ra tòa không? (Ảnh minh họa)

Thuận tình ly hôn có cần gửi đơn ra tòa không? (Ảnh minh họa)

Vợ chồng thuận tình ly hôn có phải gửi đơn ra tòa không?

Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có ghi: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án”.

Theo quy định này, để chấm dứt quan hệ vợ chồng, vợ chồng bạn bắt buộc phải làm đơn xin ly hôn gửi lên tòa án cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

Như vậy, nếu cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì vẫn cần gửi hồ sơ xin ly hôn thuận tình ra tòa để được giải quyết theo quy định.

Thủ tục ly hôn thuận tình gồm những gì?

Trước hết, để được giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình, các cặp vợ chồng có ý định ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn thuận tình theo đúng quy định, bao gồm:

- Chứng nhận đăng ký kết hôn: Bản chính

- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cả vợ và chồng: Bản sao công chứng

- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung): Bản sao công chứng

- Sổ hộ khẩu của gia đình: Bản sao công chứng

- Đơn yêu cầu ly hôn thuận tình viết theo mẫu được quy định sẵn.

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong thời gian từ 5 - 8 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra đơn đồng thời gửi đến nguyên đơn thông báo nộp tạm ứng án phí.

Khi nhận được thông báo này, nguyên đơn phải tới nộp án phí và đem nộp biên lai tạm ứng án phí này cho Tòa án.

Phía nguyên đơn hoàn tất các thủ tục trên, Tòa án sẽ mở phiên hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành công, xem xét hai bên tự nguyện ly hôn cũng như thỏa thuận về phân chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng con cái (thỏa thuận này phải đảm bảo quyền lợi cho người vợ và con) thì tòa sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Ly hôn thuận tình nhưng 1 trong 2 người vắng mặt thì có được giải quyết không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, vợ chồng muốn ly hôn có thể nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc để được giải quyết.

Trong trường hợp 1 trong 2 người không thể đến thì hoàn toàn có thể làm đơn để xin Tòa án xét xử vắng mặt. Điều này được quy định rõ trong Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả vợ và chồng khi đã thỏa thuận được những vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản ...

Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có ghi:

"Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn".

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính