Trẻ con vẫn luôn rất hiếu động, thế nhưng hiếu động ở mức độ nào là bình thường và ở mức độ nào bị coi là rối loạn tâm lý, là biểu hiện của tăng động.
Tại sao cha mẹ cần biết cách phân biệt giữa hiếu động và tăng động?
Bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ.
Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.
Cách phân biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động
Trẻ hiếu động thường có các hành động nghịch ngợm không liên tục và thường có chủ tâm. Còn trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống. Cụ thể:
Tiêu chí so sánh | Hiếu động | Tăng động |
Khái niệm | Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi | Là một dạng rối loạn do bất thường ở não |
Tuổi mắc | Xuất hiện khi bé mới biết đi và dần hết khi lớn lên | Xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi, có xu hướng kéo dài |
Mức độ / hành vi | - Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc - Có thể ngồi yên > 10 - 15 phút - Biết nghe lời khi được nhắc nhở - Nói nhiều tùy lúc - Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác - Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở | - Nghịch mọi lúc mọi nơi, không ngưng nghỉ - Không thể ngồi yên hoặc không thể tập trung vào một vấn đề - Không biết sợ, không nghe lời khi được nhắc nhở - Nói nhiều liên tục - Thường xuyên chen ngang vào câu chuyện và công việc của người khác - Không biết chờ đợi khi phải xếp hàng |
Thái độ khi được nhắc nhở | Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên | Không có kết quả mà phải điều trị cả về tâm lý và y học |
Nói nhiều liên tục Thường xuyên chen ngang vào câu chuyện và công việc của người khácKhông biết chờ đợi khi phải xếp hàng Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên Không có kết quả mà phải điều trị cả về tâm lý và y học
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Cách phân biệt giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động mà bố mẹ nên biết tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].