1. Trẻ trở nên hung hăng, cục súc hơn
Một đứa trẻ nếu thường xuyên bị cha mẹ đánh mắng, trẻ sẽ trở nên cục súc hơn với bạn bè đồng trang lứa. Đồng thời, trẻ cũng sẽ dễ hành động bạo lực hơn trong các mối quan hệ, sẵn sàng bắt nạt người khác.
Theo một nghiên cứu đến từ Đại học Tulane đã tìm ra bằng chứng cho thấy những đứa trẻ bị đánh thường xuyên từ khi lên 3 tuổi sẽ có biểu hiện hung hăng hơn khi lên 5 so với những đứa trẻ không bị cha mẹ đánh. Chính vì vậy, đánh mắng không phải là biện pháp dạy dỗ con cái tốt nhất.
2. Gia tăng hành vi sai trái
Theo một nghiên cứu của bà Sandra Graham-Bermann thuộc Phòng thí nghiệm Bạo lực trẻ em và Chấn thương, Đại học Michigan.
Dùng đòn roi để phạt có thể khiến trẻ tạm thời ngoan ngoãn, nhưng sẽ khiến cũng tích tụ sự căm phẫn trong lòng và hình thành tư tưởng chống đối trong tương lai. Chính điều này khiến cho đứa bé sau khi trưởng thành dẽ có những hành vi nổi loạn, trốn học, bỏ nhà đi.
3. Suy giảm khả năng nhận thức
Một đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ sử dụng đòn roi với mình sẽ dẫn tới sự thay đổi trong chất xám có thể ảnh hưởng tới IQ của trẻ, khả năng quyết định và khả năng xử lý thông tin kém đi.
Ngoài ra, những đứa trẻ hay bị đánh đòn thường không tốt nghiệp đại học, chúng thường có sự nghiệp kém thành công hơn so với những đứa trẻ được cha mẹ yêu thương.
4. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần
Khi trẻ bị cha mẹ đánh mắng, trách phạt bằng đòn roi không chỉ để lại nỗi đau thể xác mà còn cả nỗi đau tinh thần cho bé.
Ngoài ra, điều này còn có thể dẫn tới các rối loạn hành vi, rối loạn lo âu, trầm cảm, ý nghĩ tự tử, tự ti và tạo nên sự bất ổn về cảm xúc trong tính cách.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết những đứa trẻ thường xuyên bị đánh mắng sẽ có ít chất xám trong vỏ não trước trán hơn và có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm hoặc các chứng rối loạn sức khỏe khác.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 4 tác hại khôn lường của việc dạy con bằng roi vọt mà cha mẹ có thể không ngờ đến tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].