Cách điều trị kiệt sức và đột quỵ do nóng hiệu quả nhất

Để điều trị kiệt sức và đột quỵ do say nắng say nóng, cần tuân thủ theo các bước sau:

Theo TS Vũ Quốc Bình - Phòng khám DR Binh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện 354, cảm nắng, say nắng, say nóng là một hình thái đặc biệt của tổn thương do nhiệt khi cơ thể bị phơi nhiễm thời gian dài trong môi trường nắng nóng.

Để điều trị kiệt sức và đột quỵ do say nắng say nóng, cần tuân thủ theo các bước sau:

1. Điều trị choáng váng do say nắng say nóng

Nghỉ ngơi trong bóng mát, cởi bỏ quần áo ngoài, thông khí, làm mát, nằm ngửa, đầu đặt thấp để máu về não.

2. Điều trị chuột rút do say nắng say nóng

- Giảm co cứng cơ cần ngừng hoạt động, từ từ duỗi cơ và xoa bóp nhẹ nhàng.

- Bù nước và điện giải bằng nước có thêm một chút muối ăn. Trong trường hợp nặng cần truyền tĩnh mạch dung dịch Natri chlorid đẳng trường 0,9%.

dot-quy-do-nang-nong-giadinhmoi

Thời tiết nắng gắt kéo dài khiến cơ thể dễ say nắng khi ra ngoài trời, thậm chí đột quỵ nếu không xử trí kịp thời.

3. Điều trị kiệt sức và đột quỵ do say nắng say nóng

Cấp cứu

- Đưa bệnh nhân đến vị trí thoáng mát, cởi bỏ quần áo, báo ngay nhân viên y tế.

- Nếu nạn nhân ngừng tuần hoàn hô hấp: hồi sức theo thứ tự C-A-B (Circulation- Airway-Breathing): Ép tim ngoài lồng ngực- kiểm soát khai thông đường thở-Thông khí nhân tạo bằng miệng-miệng hoặc miệng-mũi.

- Đo nhiệt độ dưới lưỡi, hậu môn.

- Làm mát bằng bay hơi nước:

+ Dùng khăn thấm ướt có tỷ lệ cồn nhẹ, xoa lên bề mặt da vùng ngực, lưng, trán, đùi...

+ Phun nước dạng xịt liên tục nước lên da kết hợp quạt gió cưỡng bức.

+ Dội nước ngắt quãng lượng nước lớn (20-40 lít) lên bệnh nhân đột quỵ do nóng và quạt liên tục.

Sử dụng thuốc

Các thuốc hạ sốt, chống viêm như Paracetamol, Nonsteroids, các thuốc nhóm Corticosteroids cũng như kháng sinh được chứng minh là có rất ít hoặc không có hiệu quả trong việc điều trị tổn thương do nóng.

Nên tránh dùng Aspirin và Paracetamol vì có thể kích hoạt gây viêm gan do thuốc ở những bệnh nhân đột quỵ do nóng và tổn thương gan do nhiệt.

Các thuốc kháng sinh thông thường không có chỉ định, trừ khi bệnh nhân có nhiễm trùng hoặc nghi có viêm não.

Việc sử dụng các thuốc nói trên chưa thấy có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm mát cơ thể trong điều trị đột quỵ do nóng và vì thế TS Vũ Quốc Bình - Phòng khám DR Binh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện 354 khuyến cáo không nên sử dụng.

Các biến chứng của đột quỵ do nắng nóng

Bao gồm: co giật, tụt huyết áp, tiêu cơ vân, tổn thương gan và rối loạn nhịp tim.

- Co giật: với nạn nhân đột quỵ do nóng, dùng Seduxen tác dụng nhanh thường có tác dụng chống co giật.

Liều dùng Seduxen khởi đầu là 10mg tiêm bắp và tĩnh mạch thật chậm, có thể lặp lại 3-4 lần/24 giờ.

- Tụt huyết áp:

Với bệnh nhân tụt huyết áp khi đã bù dịch đường tĩnh mạch mà không kết quả, có thể sử dụng các thuốc co mạch.

Tuy nhiên, việc sử dụng cần thận trọng vì các Catecholamine có thể làm tăng chuyển hóa sinh nhiệt. Ở những đối tượng này nên theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.

- Hội chứng tiêu cơ vân: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của đột quỵ. Cần theo dõi lượng nước tiểu và bù dịch, thuốc lợi tiểu.

- Rối loạn nhịp tim: Tụt huyết áp và hoại tử tế bào cơ tim dẫn đến rối loạn nhịp tim, triệu chứng này có thể phòng chống nếu như làm giảm thân nhiệt thành công.

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính