Cách chữa cảm nắng cho bé đơn giản, hiệu quả mẹ cần ghi nhớ

Thời tiết nắng nóng khiến cả người lớn và trẻ em đều rất dễ bị cảm nắng. Vậy khi trẻ bị cảm nắng phải làm sao, cách chữa cảm nắng cho bé thế nào? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm nắng

Trẻ em dễ bị cảm nắng khi cơ thể tiếp xúc với nắng trong thời gian quá lâu. Trẻ bị cảm nắng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết trẻ có đang bị cảm nắng không.

- Cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ

- Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có thể lên đến 41 độ C

- Trẻ bị cảm nắng thường bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thậm chí có dấu hiệu hiệu buồn nôn, ói mửa 

- Một số trẻ cảm nắng có thể bị ngất xỉu

- Nhịp thở yếu, nhanh hơn so với bình thường

- Mạch nhanh, khó bắt

- Trẻ bị cảm nắng nặng có thể bị hôn mê, lên cơn co giật

cach-chua-cam-nang-o-be

Cách chữa cảm nắng cho bé đơn giản, hiệu quả

Khi trẻ bị cảm nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

- Nên đưa con đến các chỗ thoáng mát, những nơi có mái che hoặc tán cây có bóng mát

- Nên cởi bớt quần áo quần áo để giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh và dễ thở hơn

- Sử dụng khăn thấm nước mát rồi đắp lên trán trẻ. Dùng khăn mát khác lau người, chân tay của trẻ để giúp hạ nhiệt nhanh.

- Tăng cường cho trẻ uống nước, ngoài nước đun sôi để nguội, bạn cũng nên cho con uống thêm nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể. Nên cho con uống từ từ để tránh tình trạng nôn, trớ...

Cách phòng ngừa cảm nắng ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa cảm nắng ở trẻ nhỏ, các mẹ nên:

+ Cho con uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Với trẻ đang bú mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt. Với trẻ nhỏ tham gia các trò chơi vận động hoặc tập luyện thể lực cần cho trẻ uống nước thường xuyên ngay cả khi con không cảm thấy khát.

+ Mẹ nên hạn chế không cho con ra ngoài trong những giờ nắng nóng cao điểm, nhất là khoảng từ 11h - 14h chiều. Nếu bắt buộc phải ra đường mẹ nên che nắng kín đáo cho con bằng cách mặc áo dài tay, quần dài và đeo khẩu trang, mũ rộng vành để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời.

+ Không nên để con chơi đùa quá sức hoặc chơi ngoài trời nắng. Khi thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể toát mồ hôi quá nhiều nên đưa con vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.

+ Cho con mặc quần áo thoáng, mát dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt tốt.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính