Video: Ca khúc "Duyên phận" được dịch sang tiếng Anh gây tranh cãi (Nguồn: The Rotten Grapes Comedy)
Trong clip, ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Thái Thịnh được dịch lời sang tiếng Anh và được một cô ca sĩ xinh đẹp biểu diễn.
Clip cho thấy sự đầu tư về mặt hình ảnh, âm thanh, nhưng điều mà cư dân mạng chú ý nhất khi xem clip chính là lỗi dịch thuật của bài hát.
"Thảm họa dịch thuật", "Sai từ câu đầu",... là những bình luận của các thành viên trong một nhóm Biên - Phiên dịch tiếng Anh dành cho ca khúc "Duyên phận" phiên bản tiếng Anh này.
""Thầy mẹ thương em nhờ tìm người xe duyên" mà dịch thành "Teacher mother find lover for me" là sai rồi, thầy ở đây là cha chứ đâu phải thầy giáo." - Một bạn khác bình luận.
Một người nước ngoài sau khi xem đoạn clip thì chia sẻ: "Cô gái rất xinh, giọng hay, nhưng tại sao có ty tỷ bài hát tiếng Anh được viết bằng người bản xứ nói tiếng Anh mà cô ấy không hát, lại hát một bài mà người bản xứ nói tiếng Anh không thể nào hiểu được...? Hay là... bài này vốn được viết bằng tiếng Việt và khi chuyển ngữ đã trở nên tối nghĩa?"
Theo tìm hiểu, bản dịch của ca khúc đã được lan truyền từ hơn 2 năm trước, do một tài khoản Facebook có tên Dao Ba Dang đăng tải trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem, bình luận và được một số trang tin chia sẻ.
Khi ấy, bài hát nhận được những lời khen vì sự sáng tạo và khiến khán giả liên tưởng tới clip cover cải lương bằng tiếng Anh của ca sĩ Mạnh Quỳnh.
Tuy nhiên, nếu so với bản dịch của Mạnh Quỳnh chỉ mang tính giải trí hài hước, thì clip một ca sĩ xinh đẹp, say sưa hát những ca từ tiếng Anh mà người bản ngữ không thể hiểu nổi, lại là câu chuyện khiến người xem "dở khóc dở cười".
Hiện đoạn clip vẫn đang nhận được nhiều bình luận, chia sẻ trên cộng đồng mạng.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Ca sĩ hát 'Duyên phận' phiên bản tiếng Anh gây tranh cãi vì lời dịch 'thảm họa' tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].