Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Từ nay đến năm 2026 cần 107.000 giáo viên

Đây là con số được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đưa ra chiều nay 27/10 tại kỳ họp Quốc hội lần thứ XV. Bộ trưởng cũng giải thích lý do vì sao thiếu giáo viên.

Chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu về vấn đề thiếu giáo viên trước Quốc hội. 

Cần 107.000 giáo viên từ nay đến năm 2026 

Ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung, con số này lên đến 107.000.

Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Con số này cần tính toán để đảm bảo vừa duy trì hoạt động dạy và học bình thường và hơn thế, con số này tính toán để thực hiện các mục tiêu đổi mới, mục tiêu nâng cao chất lượng.

Nguyên nhân tình trạng thiếu giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng phân tích rất kỹ nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên.

Thứ nhất, thiếu do tăng dân số tự nhiên. Số học sinh tăng nhanh nhưng số giáo viên tăng chậm.

Thứ hai, thiếu giáo viên do biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp.

Thứ ba, thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục thì số lượng đóng cửa rất lớn. Thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Từ nay đến năm 2026 cần 107.000 giáo viên.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Từ nay đến năm 2026 cần 107.000 giáo viên.

Thứ tư, thiếu do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học. 

Thứ năm, thiếu giáo viên do phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Chẳng hạn như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc.

Thiếu giáo viên còn do nhiều nguyên nhân khác như: nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển, thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khá, thiếu do việc tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày...

Giải pháp giải quyết việc thiếu giáo viên

Bộ trưởng cho biết, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng. Đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.

Bộ trưởng mong ngành Nội vụ phối hợp với ngành Giáo dục để dồn 65.000 chỉ tiêu cho năm 2023 và năm 2024. Bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong thì việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa.

Bộ trưởng mong tuyển 65.000 chỉ tiêu cho năm 2023 và năm 2024.

Bộ trưởng mong tuyển 65.000 chỉ tiêu cho năm 2023 và năm 2024.

Tuy nhiên, việc dồn vào tuyển dụng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn khác như nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển.

Một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác.

Bộ đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở. 

Một chính sách nữa để giải quyết thiếu giáo viên, đó là cân nhắc việc giảm biên chế 10%, số này cân nhắc điều chỉnh ở tỷ lệ là giáo viên. Các địa phương đề nghị cần goám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo việc tuyển dụng công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên. Nếu phát sinh vấn đế tiêu cực trogn tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển.

Đây là điều hết sức lưu ý, đề phòng.Đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Bộ, ngành để có cơ chế cho các địa phương thực hiện nội dung này.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính