Khát nước bất thường có thể là dấu hiệu tiền tiểu đường
Khi đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa cao đến mức chẩn đoán bệnh tiểu đường, đó được gọi là tiền tiểu đường.
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là giai đoạn trước của tiểu đường type 2.
Trong giai đoạn này, lượng đường huyết đã vượt ngưỡng bình thường, nếu không có biện pháp can thiệp sớm thì sẽ nhanh tiến triển thành tiểu đường type 2 gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.
Ở người bị tiền tiểu đường, khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách bài tiết qua nước tiểu.
Tuy nhiên, quá trình này cũng gây mất nước. Kết quả là người bệnh thấy khát nước.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao cũng làm tăng độ thẩm thấu khiến cơ thể giữ nước trong máu và làm người bệnh cảm thấy khát.
Biểu hiện khát nước khi bị tiền tiểu đường
Tình trạng khát nước khi bị tiền tiểu đường có thể bao gồm các biểu hiện như cảm giác khát bất thường, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ.
Nếu tình trạng tiền tiểu đường không được điều trị, nó có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 và gây ra các vấn đề về thận, mạch máu, mắt và dây thần kinh.
Bạn cũng có thể bị khát nước dai dẳng và cảm giác khô miệng liên tục không biến mất cho dù bạn uống bao nhiêu nước.
Đi tiểu thường xuyên và khát nước liên tục có thể gây rối loạn giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Kết luận
Khát nước là một trong những triệu chứng sớm cảnh báo nguy cơ bệnh tiểu đường.
Vì vậy, khi có dấu hiệu này hoặc một số triệu chứng khác, hãy chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Uống nhiều nước mà vẫn thấy khát? Dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].