Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa có những biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đau bụng, mệt mỏi. Vậy sữa chua - một loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa có được sử dụng trong trường hợp này không? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi "Bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?" qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chảy là gì? Triệu chứng
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, thường tự khỏi sau 1-3 ngày mà không cần can thiệp. Một số triệu chứng thường gặp của tiêu chảy là:
- Đi ngoài phân lỏng.
- Đau bụng.
- Đầy hơi.
- Luôn cảm giác muốn đại tiện.
- Buồn nôn.
1 Bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy mà khi ăn sữa chua các triệu chứng sẽ giảm đi hoặc nặng hơn.
Trường hợp tiêu chảy nên ăn sữa chua
Một số trường hợp ăn sữa chua có thể cải thiện triệu chứng như:
Tiêu chảy do nhiễm trùng
Một thống kê về 63 nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thêm lợi khuẩn vào chế độ ăn sẽ rút ngắn thời gian tiêu chảy do các nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong 25 giờ.
Việc sử dụng men vi sinh vài tuần trước chuyến đi cũng giúp giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khi đến các địa điểm du lịch.
Ngoài ra, theo một số đánh giá thì người dùng men vi sinh có nguy cơ bị tiêu chảy 4 ngày thấp hơn 59% và các triệu chứng khi bị tiêu chảy cũng giảm hơn so với những người không sử dụng men vi sinh.
Tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Sự mất cân bằng này tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội phát triển, đặc biệt là Clostridioides difficile, dẫn đến nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.
Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa nên sẽ hỗ trợ tái lập cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống men vi sinh khi dùng thuốc kháng sinh có thể giảm tới 51% nguy cơ bị tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, men vi sinh thường có hiệu quả cao nhất ở trẻ em và người lớn tuổi (trừ trường hợp người lớn hơn 64 tuổi).
Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Các lợi khuẩn trong sữa chua có thể giảm nguy cơ bị tiêu chảy của một số tình trạng như hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng. Vì vậy, khi mắc các bệnh này, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm sữa chua vào chế độ ăn.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn nên ăn sữa chua
Trường hợp tiêu chảy không nên ăn sữa chua
Trong trường hợp bạn có tiền sử bất dung nạp đường lactose hoặc probiotic trong sữa chua khiến cho tình trạng tiêu chảy của bạn nặng hơn trong những lần trước đó. Ngoài ra, khi lựa chọn sữa chua cũng nên lựa chọn loại ít đường do đường có thể làm nặng thêm các triệu chứng như đi ngoài phân nước, đi ngoài nhiều lần, đau bụng,...
Người bị tiêu chảy dị ứng với lactose thì không nên ăn sữa chua
2 Người bị tiêu chảy nên ăn sữa chua thế nào?
Lựa chọn sữa chua giàu Probiotic
Để lựa chọn được sữa chua phù hợp, bạn nên cân nhắc 2 yếu tố sau:
- Cung cấp nhiều hơn 10 tỷ lợi khuẩn (CFU) trên mỗi khẩu phần ăn.
- Chứa nhiều lợi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày và ruột.
Mặc dù có ít nhà sản xuất công khai hai yếu tố này nhưng nếu có thể bạn nên cân nhắc những điều này trước khi chọn một loại sữa chua nào đó.
Bạn nên lựa chọn sữa chua cung cấp nhiều hơn 10 tỷ lợi khuẩn
Ưu tiên sữa chua có hàm lượng đường thấp
Hàm lượng đường cao trên 10g có thể khiến cho các triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, khi lựa chọn sữa chua, bạn nên ưu tiên những loại có hàm lượng đường thấp.
Bạn nên ưu tiên sữa chua có hàm lượng đường thấp
Ăn sữa chua với lượng hợp lý
Ăn sữa chua hợp lý góp phần rất lớn trong điều trị bệnh. Theo khuyến cáo, mỗi người lớn nên duy trì 250 ml hoặc 250 g mỗi ngày trong khoảng từ 1-16 tuần. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa sữa chua vào chế độ ăn.
Bạn nên ăn sữa chua với số lượng hợp lý
Không ăn sữa chua khi bụng đói
Khi ăn sữa chua lúc đói, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit tiêu hóa. Điều này khiến cho cơ thể những người bị nhạy cảm với axit lactic sẽ sinh ra những phản ứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn không nên ăn sữa chua khi bụng đói.
Bạn không nên ăn sữa chua khi bụng đói
Không nên ăn sữa chua khi đang uống thuốc
Sữa chua có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc như:
- Tetracycline: Sữa chua làm giảm hàm lượng kháng sinh tetracycline mà cơ thể hấp thu qua đó làm giảm hiệu quả điều trị. Bạn có thể dùng sữa chua sau 2-4 giờ uống thuốc.
- Ciprofloxacin: Sữa chua làm giảm hàm lượng kháng sinh ciprofloxacin mà cơ thể hấp thu qua đó làm giảm hiệu quả điều trị. Bạn có thể dùng sữa chua sau 1 giờ uống thuốc.
- Nilotinib: Sữa chua có thể làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể với nilotinib.
Không nên uống tetracycline cùng lúc với sữa chua
3 Một số lưu ý khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Uống nhiều nước: Khi tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước. Vì vậy, việc bổ sung nước sẽ giảm nguy cơ mất nước. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 1 cốc nước mỗi lần đi ngoài.
- Không nên uống đồ uống ở nhiệt độ cao: Chỉ nên uống nước ấm để đạt hiệu quả điều trị.
- Uống trà thảo mộc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà thảo mộc có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
- Không sử dụng cà phê hoặc các chất kích thích: Những chất này có thể kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn khiến cho tiêu chảy trở nên trầm trọng.
Khi bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung nước hợp lý
4 Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tiêu chảy có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu gặp các dấu hiệu sau, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Các triệu chứng tiêu chảy không giảm sau 2 ngày.
- Có dấu hiệu mất nước như không có nước mắt, khô miệng, mắt trũng ở trẻ em.
- Đau bụng dữ dội.
- Đi ngoài phân máu hoặc phân đen.
- Sốt trên 38 độ C.
Khi bị đau bụng dữ dội, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị
Bệnh viện uy tín
Khi xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy cần đi khám, bạn nên đến các cơ sở Nội tiêu hóa để được thăm khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín như:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Xem thêm:
- Bệnh tiểu đường ăn ổi được không? 9 lợi ích của ổi với bệnh tiểu đường
- Bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Các lưu ý khi uống nước dừa
Tùy vào từng nguyên nhân mà sữa chua có thể hỗ trợ điều trị hoặc làm nặng thêm các triệu chứng. Vì vậy, bạn nên dựa theo nguyên nhân cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung sữa chua vào chế độ ăn nhé!
Bạn đang xem bài viết Bị tiêu chảy ăn sữa chua được không? Lưu ý khi sử dụng tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].