Bị gút ăn gì, kiêng gì? 8 loại thực phẩm nên ăn và 5 loại nên tránh xa

Gút (gout) là một dạng viêm khớp xảy ra khi axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp và hình thành các tinh thể. Axit uric được cơ thể tạo ra từ quá trình phân hủy purine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm.

Một trong những điều có thể giúp kiểm soát bệnh gút là giảm lượng purine ăn vào.

Empty

Lưu ý rằng mặc dù những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến lượng axit uric mà cơ thể sản xuất, nhưng tác động này rất nhỏ so với dùng thuốc.

Không có cách ăn uống nào có thể ngăn chặn hoàn toàn các cơn đau gút, nhưng một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn:

  • Đạt được cân nặng lành mạnh
  • Thiết lập và duy trì thói quen ăn uống tốt
  • Hạn chế thực phẩm chứa purine
  • Bổ sung thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric

1. Thực phẩm cần tránh khi bạn bị gút

Empty

Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều purine để giúp giảm nguy cơ các cơn đau gút.

Bạn nên tránh xa những loại thực phẩm sau:

  • Bia, rượu ngũ cốc (như vodka và whisky)
  • Thịt đỏ, thịt cừu, thịt lợn
  • Các loại thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận, ức, tụy...
  • Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi
  • Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, ngũ cốc, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.

2. Thực phẩm tốt nhất cho người bệnh gút

Empty

Bạn nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purine thấp như:

  • Các sản phẩm ít béo và không chứa chất béo từ sữa, chẳng hạn như sữa chua và sữa gầy
  • Trái cây và rau quả tươi
  • Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc
  • Chất béo, dầu
  • Khoai tây, gạo, bánh mì và mì pasta
  • Trứng (ở mức độ vừa phải)
  • Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ ở mức độ vừa phải (khoảng 110 đến 170 gram/ngày).
  • Rau xanh: Bạn có thể thấy các loại rau như cải bó xôi và măng tây nằm trong danh sách có hàm lượng purine cao, nhưng các nghiên cứu cho thấy chúng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc các đợt tấn công của bệnh gút.

3. Bị gút nên uống gì?

Thực phẩm không phải là thứ duy nhất có thể ảnh hưởng đến axit uric. Những gì bạn uống cũng quan trọng.

3.1. Nên

Empty

Bạn nên uống nhiều nước, từ 8 đến 16 cốc mỗi ngày. Ít nhất một nửa số đồ uống bạn uống phải là nước.

Vitamin C (ví dụ như nước cam) cũng có thể giúp giảm axit uric, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng fructose cao trong nước cam có thể làm tăng nồng độ axit uric, vì vậy hãy uống nó với mức độ vừa phải.

Cà phê chứa caffeine cũng có thể làm giảm axit uric, miễn là bạn không lạm dụng nó.

3.2. Không nên

Empty

Tránh xa đồ uống có đường như nước ngọt có gas và nước ép trái cây. Bạn cũng có thể cần phải hạn chế hoặc tránh uống rượu. Nói chuyện với bác sĩ để tìm ra những gì phù hợp với bạn.

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể nhưng bạn vẫn có thể cần dùng thuốc để ngăn ngừa các cơn đau gút trong tương lai.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về tất cả các lựa chọn điều trị của bạn.

(Theo WebMD)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính