5 đồ uống người bị bệnh gút cần tránh xa nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bệnh gút (gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, biểu hiện là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp kèm hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Cơn đau bệnh gút gây ra là do các tinh thể axit uric hình thành bên trong khớp.

benh gut

Nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng lên khi chế độ ăn uống của bạn có nhiều purin.

Purin được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein và một số loại đồ uống.

Những người có nguy cơ mắc bệnh gút nên tránh đồ uống có nồng độ purin cao, do cơ thể chuyển hóa purin thành axit uric.

Chế độ ăn nhiều purin có thể làm tăng nồng độ axit uric và có khả năng dẫn đến cơn đau gút.

Dưới đây là danh sách những đồ uống nên tránh khi bị gút.

1. Bia

Empty

Theo nghiên cứu, trong khi tất cả các loại rượu đều có thể ảnh hưởng đến bệnh gút, thì bia có nhiều purin nhất trong số các đồ uống có cồn và có mối liên hệ chặt chẽ với các cơn đau gút.

Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông uống một cốc bia mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 50%.

Những người đàn ông uống hai cốc trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn gấp 2,5 lần.

2. Rượu

Empty

Mặc dù bia có thể là loại đồ uống tồi tệ nhất đối với bệnh gút, nhưng bất kỳ đồ uống có cồn nào cũng có thể gây ra các triệu chứng bệnh gút ở những người có nguy cơ mắc bệnh này, kể cả rượu vang hay rượu mạnh.

Rượu ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến thận loại bỏ cồn thay vì axit uric. Điều này dẫn đến tăng mức acid uric trong máu, như CreakyJoints đã ghi nhận.

3. Nước ngọt

Empty

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ mắc bệnh gút và việc tiêu thụ nước ngọt có đường.

Nước ngọt thường chứa nhiều đường fructose. Fructose sau đó chuyển hóa thành purin trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu, nam giới uống hai hoặc nhiều chai nước ngọt có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85% so với những người chỉ uống một lần mỗi tháng.

4. Nước cam

Empty

Nhiều loại nước trái cây có đường cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút, và nước cam tự nhiên cũng có lượng fructose tương tự như nhiều đồ uống có đường.

Nước cam có khả năng chuyển hóa fructose thành purin, vì vậy các bác sĩ khuyến nghị hạn chế nước cam và các loại nước ép trái cây khi bạn mắc bệnh gout.

5. Nước tăng lực

nuoc-tang-luc

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về nước tăng lực và bệnh gút, nhưng một số nước tăng lực có thể có hàm lượng đường cao, bao gồm cả đường fructose.

Điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, và do đó có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Bị bệnh gút uống cà phê được không?

ca phe

Một số nghiên cứu đã đề xuất rằng việc tiêu thụ caffeine một cách hợp lý có thể bảo vệ bạn khỏi gút.

Một nghiên cứu phân tích năm 2022 cho biết rằng việc uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng caffeine có thể ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người, đặc biệt là nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để biết xem liệu việc uống cà phê khi bạn mắc bệnh gút có phù hợp hay không, theo lời khuyên từ Mayo Clinic.

(Theo Everyday Health) 

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính