Đau hai bên háng (háng phải, háng trái) là bệnh lí thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh chủ yếu do chấn thương, di truyền cùng một số yếu tố khác nhau gây nên. Vậy thực tế bị đau hai bên háng là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu với Gia đình mới nhé!
Đau hai bên háng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, bị đau hai bên háng là bệnh dễ gặp bởi khớp hàng là một trong những khớp đảm nhận nhiều chức năng nhất. Thường đau hai bên háng sẽ gây ra các cơn đau nhức khiến cho bệnh nhân hạn chế đi lại và chịu các cơn đau nhức dữ dội.
Thường, người bệnh dễ bị đau háng phải hơn bởi đây là bên chịu hoạt động nhiều hơn hoặc đau háng trái là do người bệnh thuận bên trái...
Đau hai bên háng tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bị đau hai bên háng là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị đau hai bên háng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, cụ thể:
- Bị đau hai bên háng do vỡ sụn khớp hoặc tổn thương vùng đĩa chêm cho tai nạn, va chạm
- Người bị đau hai bên háng do chấn thương: Những người phải vận động, làm việc nặng thường xuyên rất dễ mắc phải chứng đau hai bên háng. Bên cạnh đó, người chơi thể thao cũng dễ mắc phải chứng bệnh này.
- Bị đau hai bên háng do di truyền: Trên thực tế, bị đau háng có thể do di truyền gây nên tuy nhiên trường hợp này cũng không có nhiều.
- Bị đau hai bên háng là biểu hiện của lão hóa xương khớp: Càng lớn tuổi thì tình trạng lão hóa xương khớp càng gia tăng nhất là các bệnh như: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đau khớp, đau háng...
- Thừa cân béo phì cũng rất dễ bị đau hai bên háng
Một số biểu hiện và triệu chứng của đau hai bên háng
Khi thấy vùng háng đang phải chịu tác động bởi các cơn đau âm ỉ thì đừng chủ quan nhé, có thể bạn đang phải đối mặt với các bệnh xương khớp nguy hiểm đấy. Một số biểu hiện cơ bản:
- Thường người bệnh gặp các triệu chứng đau háng (khớp háng) hường sẽ mắc một số bệnh như: Nhiễm trùng tai, mũi, họng và đường tiêu hóa trước khoảng 3 - 5 ngày.
- Người bệnh bị đau hai bên háng rồi lan dần xuống đầu gối, chân làm cho người bệnh đi khập khiễng.
- Cơn đau hai bên háng diễn ra âm ỉ sau đó lan rộng ra các vùng khác và có thể gây cứng hông làm người bệnh di chuyển khó khăn.
- Người chịu các cơn đau hai bên háng thường khó xoay chân vào bên trong hoặc bên ngoài. Thậm chí các động tác xoay hông, cúi người cũng khó mà thực hiện được.
- Cơn đau dữ dội hơn khi ngủ dậy hay ngồi một chỗ quá lâu
Cách chữa trị chứng bị đau hai bên háng (khớp háng)
- Thuốc giảm đau
Khi các cơn đau hai bên háng dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc giảm đau, nếu muốn dùng lâu dài thì nên chờ ý kiến của bác sĩ bởi thuốc giảm đau có thể gấy ảnh hưởng xấu đến thận, gan, dạ dày...
- Tập thể dục, thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ rất tốt cho các bệnh lý xương khớp trong đó có đau hai bên háng. Có thể chọn các bộ môn như: Erobic, Yoga, đi bộ...
- Sử dụng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian không chỉ hỗ trợ chữa trị chứng đau hai bên háng hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Xem thêm:
H.GBạn đang xem bài viết Bị đau hai bên khớp háng nhớ lấy những điều này để bệnh mau khỏi tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].