Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏe? Lưu ý khi sử dụng thuốc

Cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, vì vậy sử dụng thuốc để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sẽ khiến người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn. Hãy cùng tìm hiểu các thuốc điều trị cảm lạnh nhanh khỏe và những lưu ý khi dùng thuốc qua bài viết sau đây nhé!

1 Bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng và liều lượng cụ thể của thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi là loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng nghẹt mũi khi bị cảm lạnh. Chúng giúp bạn dễ thở hơn bằng cách làm thông thoáng đường mũi.

Thuốc này hoạt động bằng cách làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi – nơi bị sưng lên và tiết nhiều chất nhầy khi bạn cảm lạnh. Khi mạch máu co lại, mô sưng teo đi, chất nhầy giảm bớt, không khí sẽ đi qua dễ dàng hơn. 

Các dạng thuốc thông mũi: Viên uống, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi. Một số hoạt chất thường thấy trong thuốc thông mũi không kê đơn (OTC) bao gồm:

  • Oxymetazoline
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine

Lưu ý: Một số thuốc thông mũi cần thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 3 tuổi, vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc thông mũi dạng xịt giúp giảm nghẹt mũi

Thuốc thông mũi dạng xịt giúp giảm nghẹt mũi

Thuốc giảm ho

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống khứ các chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn và dị vật ra khỏi đường hô hấp. Nhưng khi ho quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, sẽ gây khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp này, thuốc giảm ho có thể giúp bạn làm dịu cơn ho.

Thuốc giảm ho hoạt động bằng cách tác động lên trung tâm ho ở não bộ, làm giảm phản xạ ho. Chúng không chữa khỏi nguyên nhân gây ho (như cảm lạnh, viêm họng), mà chỉ giúp giảm triệu chứng ho tạm thời. Hoạt chất phổ biến nhất trong các loại thuốc giảm ho không kê đơn (OTC) là dextromethorphan. Bạn có thể tìm thấy nó trong những sản phẩm như:

  • Eugica Fort.
  • Medlon.
  • Telfor 60mg.

Lưu ý: Thuốc giảm ho chỉ nên dùng khi ho khan, không có đờm, vì nếu bạn ho ra đờm mà dùng thuốc này, chất nhầy có thể bị ứ lại trong phổi, gây hại thêm. Ngoài ra, hãy đọc kỹ hướng dẫn để dùng đúng liều, tránh tác dụng phụ như buồn ngủ hay chóng mặt.

Thuốc long đờm

Khi bị cảm lạnh, cơ thể thường sản xuất ra nhiều chất nhầy (đờm) trong đường hô hấp. Đờm đặc, dính sẽ gây khó chịu, ho nhiều và khó khạc ra. Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, giúp bạn dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn khi ho.

Thuốc long đờm hoạt động bằng nhiều cách như: Tăng lượng nước trong chất nhầy đường hô hấp hay thay đổi cấu trúc của đàm, làm cho chúng trở nên loãng hơn, ít dính hơn và dễ dàng đi ra khỏi cơ thể khi bạn ho.

Hoạt chất chính trong các loại thuốc long đờm không kê đơn (OTC) là guaifenesin, N - acetylcysteine, bromhexin,.... Bạn có thể tìm thấy nó trong những sản phẩm phổ biến như:

  • Bisolvon 8mg.
  • Acemuc 200mg.

Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm và dễ dàng đẩy ra ngoài khi ho

Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm và dễ dàng đẩy ra ngoài khi ho

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng histamin thường được biết đến với công dụng điều trị dị ứng, nhưng chúng cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng của cảm lạnh thông thường.

Thuốc giúp giảm các triệu chứng như:

  • Hắt hơi liên tục.
  • Ngứa tai, ngứa mắt.
  • Chảy nước mắt hoặc nước mũi.
  • Ho do kích ứng.

Các loại thuốc kháng Histamin không kê đơn (OTC) phổ biến gồm:

- Thế hệ thứ nhất (có thể gây buồn ngủ):

Các loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, vì vậy thường được sử dụng trong các loại thuốc cảm lạnh dùng vào ban đêm.

  • Chlorpheniramine.
  • Diphenhydramine. 

- Thế hệ thứ hai (không gây buồn ngủ):

Các loại thuốc này ít gây buồn ngủ hơn, nên có thể dùng vào ban ngày.

  • Cetirizine.
  • Fexofenadine.
  • Loratadine.

Lưu ý: Dù thuốc kháng Histamin giúp bạn dễ chịu hơn, một số bác sĩ khuyên không nên lạm dụng để trị cảm lạnh. Lý do là chúng chỉ giảm triệu chứng, không loại bỏ virus. Nếu dùng loại gây buồn ngủ, bạn nên tránh lái xe hay làm việc cần tập trung. 

Thuốc kháng histamin giúp giảm chảy nước mũi do kích ứng

Thuốc kháng histamin giúp giảm chảy nước mũi do kích ứng

Thuốc giảm đau hạ sốt

Cảm lạnh thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu như đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng và sốt. Thuốc giảm đau hạ sốt có thể giúp làm giảm các triệu chứng này, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc giúp giảm:

  • Đau cơ bắp do virus cảm lạnh gây ra.
  • Nhức đầu âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Đau rát họng khi nuốt.
  • Đau tai do áp lực từ nghẹt mũi.
  • Sốt, giúp hạ nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.

Các hoạt chất chính trong thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn (OTC) bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Ibuprofen 
  • Naproxen

2 Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm lạnh cho trẻ em

Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần nhớ để đảm bảo an toàn cho bé khi bị cảm lạnh:

  • Cẩn thận với liều lượng: Thuốc cảm lạnh không kê đơn (OTC) có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá liều. Chỉ một chút sai sót cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí ngộ độc chết người. Vì vậy, đừng tự ý đoán liều mà hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi cho trẻ dùng.
  • Không để trẻ tự dùng thuốc xịt mũi: Trẻ dưới 7 tuổi không nên tự xịt thuốc thông mũi (dạng xịt). Nếu dùng sai cách, thuốc có thể gây hại cho trẻ. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý dạng nhỏ giọt – an toàn, nhẹ nhàng và giúp vệ sinh, làm thông mũi cho trẻ. 
  • Tuyệt đối không dùng aspirin: Không dùng aspirin cho trẻ khi bị cảm lạnh. Bởi các nghiên cứu gần đây cho thây, sử dụng aspirin cho trẻ có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng trẻ. Thay vào đó, bạn có thể chọn ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, liều lượng phải được tính chính xác dựa trên tuổi và cân nặng của trẻ, nên hỏi bác sĩ để chắc chắn.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng thuốc đó và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc thông mũi dạng xịt không phù hợp cho trẻ em dưới 7 tuổi 

Thuốc thông mũi dạng xịt không phù hợp cho trẻ em dưới 7 tuổi 

3 Những lưu ý khi dùng thuốc trị cảm lạnh cho người lớn

Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc cảm lạnh phổ biến:

1. Thuốc thông mũi:

  • Người bị cao huyết áp cần cẩn thận: Thuốc thông mũi (như pseudoephedrine, oxymetazoline) có thể làm tăng huyết áp. Nếu bạn có tiền sử bệnh cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh rủi ro.
  • Không dùng quá 3 ngày với dạng xịt/giọt: Nếu lạm dụng thuốc xịt mũi quá lâu, chúng không những mất tác dụng mà còn gây “phản ứng ngược” – khiến niêm mạc mũi viêm mạn tính, teo niêm mạc mũi hay nghẹt mũi nặng hơn.

2. Thuốc giảm đau hạ sốt:

  • Coi chừng acetaminophen quá liều: Loại này rất hiệu quả để giảm đau và sốt, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc kéo dài, nó có thể gây độc cho gan.
  • Kiểm tra thành phần thuốc: Acetaminophen không chỉ có trong thuốc mà còn xuất hiện trong nhiều thuốc cảm lạnh khác. Trước khi kết hợp các loại thuốc, hãy đọc kỹ nhãn để tránh vô tình dùng vượt mức an toàn. Liều tối đa mỗi ngày thường nằm trong khoảng 3.000 - 4.000 mg (tùy khuyến cáo).

Lưu ý:

  • Không uống rượu khi dùng thuốc cảm lạnh, đặc biệt với acetaminophen, vì sẽ tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn khác (như trị huyết áp, tiểu đường), hãy báo bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
  • Dừng thuốc và đi khám nếu thấy triệu chứng lạ như tim đập nhanh, chóng mặt kéo dài.

Bị cao huyết áp thì không nên dùng thuốc chứa pseudoephedrine

Bị cao huyết áp thì không nên dùng thuốc chứa pseudoephedrine

4 Các cách trị cảm lạnh không dùng thuốc tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, bạn có thể dùng những biện pháp tự nhiên để giảm triệu chứng cảm lạnh an toàn, hiệu quả. Dưới đây là 10 cách mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể tự hồi phục và thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
  • Uống đủ nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hay trà gừng ấm khi bị sốt.
  • Tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Bổ sung vitamin C và kẽm để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh khỏi hơn.
  • Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý, lưu ý xì mũi đúng cách để tránh tăng áp suất gây đau tai và tổn thương niêm mạc mũi.
  • Sử dụng viên kẹo ngậm giúp rút ngắn thời gian bị bệnh, đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng cảm lạnh.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh quanh xoang bị tắt nghẽn, điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơi khi bị cảm.
  • Rửa tay kỹ bằng nước ấm và che miệng khi ho hoặc hắt hơi để ngăn ngừa sự lây lan virus.
  • Dùng dung dịch nước muối để làm loãng chất nhầy, dễ tống xuất ra ngoài. Nhờ đó, giúp cơ thể giảm đau vì các triệu chứng của cảm lạnh.
  • Xông hơi bằng cách dùng khăn che kín hết người với nước nóng đặt trước mặt trong phòng kín gió.

Xem thêm: Cách điều trị cảm lạnh nhanh chóng, hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Bổ sung thêm trà gừng ấm giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh

Bổ sung thêm trà gừng ấm giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh

5 Các câu hỏi thường gặp

Khi nào tôi có thể được kê đơn thuốc kháng sinh?

Kháng sinh không có tác dụng điều trị vì cảm lạnh, cúm thông thường là do virus gây ra, trong khi đó kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Uống kháng sinh khi bị cảm lạnh không giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn, cũng không ngăn ngừa lây lan sang người khác, mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ và đề kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát – tức là vi khuẩn tấn công thêm khi bạn đang yếu. Ví dụ: Bạn có thể bị viêm phổi hoặc viêm tai giữa do vi khuẩn sau khi cảm cúm, lúc này kháng sinh mới phát huy tác dụng điều trị.

Kháng sinh không có tác dụng đối với nhiễm khuẩn

Kháng sinh không có tác dụng đối với nhiễm khuẩn

Khi nào bác sĩ có thể kê kháng sinh?

Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao (như người lớn tuổi, trẻ nhỏ, hoặc có bệnh nền như tiểu đường, suy giảm miễn dịch), bác sĩ có thể cân nhắc dùng kháng sinh để phòng biến chứng nhiễm trùng. Dấu hiệu cần chú ý là sốt cao kéo dài, ho ra đờm xanh/vàng đậm, hoặc đau dữ dội ở ngực/tai sau vài ngày cảm lạnh.

Nếu bạn bị bệnh suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để phòng biến chứng

Nếu bạn bị bệnh suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để phòng biến chứng

Kết hợp nhiều loại thuốc cảm khác nhau để giảm các triệu chứng có an toàn không?

, kết hợp các loại thuốc cảm để giảm các triệu chứng có thể an toàn. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc chứa các thành phần giống nhau, việc kết hợp chúng có thể dẫn đến sử dụng quá liều. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng kết hợp các thuốc với nhau.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp các thuốc cảm

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp các thuốc cảm

Xem thêm:

  • Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
  • Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng
  • Bị cảm lạnh khi nhiễm nước mưa - Cách giữ gìn sức khỏe khi mắc mưa

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về nên dùng thuốc gì khi bị cảm lạnh và những lưu ý khi sử dụng. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, bạn hãy chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính