Bệnh sởi là gì?
Như đã đề cập ở trên, bệnh sởi là một căn bệnh lây nhiễm do vi rút và nó có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng người lớn có thể bị nếu chưa được tiêm phòng sởi.
Nhiều người cho rằng bệnh sởi không nguy hiểm, nhưng thực ra nó khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ đã giảm xuống do được tiêm vắc xin phòng sởi, nhưng căn bệnh này vẫn cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người mỗi năm, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi.
Tiêm vắc xin cực kỳ quan trọng để bảo vệ bạn và con bạn. Ở Hoa Kỳ, trung bình có khoảng 60 ca mắc sởi từ năm 2000-2010 do người dân có ý thức tiêm vắc xin đầy đủ.
Nhưng những năm gần đây, số ca mắc bệnh tăng lên khoảng 205 mỗi năm do tình trạng đân nhập cư vào đông đúc không được tiêm vắc xin, thậm chí có người cũng không chắc chắn liệu họ đã được tiêm vắc xin hay chưa.
Dấu hiệu của bệnh sởi
Những triệu chứng của bệnh sởi xuất hiện từ 10-14 ngày sau khi nhiễm vi rút. Những dấu hiệu rất hay gặp đó là:
- Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Đau họng
- Đau mắt (viêm kết mạc mắt)
- Có đốm trắng trong miệng gọi là hạt Koplik
- Nổi ban to, sần sùi
Giai đoạn bệnh sởi xuất hiện
Bệnh sởi xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau liên tiếp trong vòng 2-3 tuần.
- Giai đoạn nhiễm vi rút và ủ bệnh: Trong thời gian từ 10-14 ngày sau khi bạn nhiễm vi rút, nó sẽ ủ bệnh. Bạn thường không có triệu chứng gì trong thời gian này.
- Giai đoạn khởi phát: Bệnh sởi bắt đầu từ sốt nhẹ đến sốt vừa và thường kèm theo ho, chảy nước mũi, đau mắt (viêm kết mặc mắt) và đau họng. Nó có thể kéo dài từ 2-3 ngày.
- Giai đoạn toàn phát: Các nốt phát ban bao gồm những đốm màu đỏ. Và xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó là lan sang tay, và toàn thân, bắp đùi, chân và bàn chân. Đi đôi với phát ban là sốt cao, thường là từ 40 to 41 °C. Phát ban sởi thường nhạt dần từ mặt và xuống đùi, chân.
- Truyền bệnh: Một người mắc bệnh sởi có thể truyền vi rút sang người khác sau 8 ngày, bắt đầu 4 ngày trước khi phát ban xuất hiện và biến mất.
Nguyên nhân bệnh sởi là gì?
Sởi là căn bệnh dễ lây truyền bởi vi rút và thông qua dung dịch nước mũi, họng của những người mắc bệnh sởi. Ai đó có thể mắc sởi nếu như tiếp xúc với nước bọt của người bị mắc sởi khi họ hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.
Bên cạnh đó, vi rút lây sởi có thể tồn tại ở trên bề mặt đồ vật và lây nhiễm trong vài giờ. Bạn có thể nhiễm vi rút khi để miệng, mũi, mắt tiếp xúc với tay sau khi chạm vào những vị trí nhiễm vi rút sởi.
Những nguy cơ gây nên bệnh sởi
Một số nguy cơ gây bệnh có thể là:
- Không tiêm vắc xin: Nếu bạn không tiêm vắc xin phòng sởi, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người khác.
- Đi du lịch nước ngoài: Nếu bạn đi du lịch ở những nước đang phát triển - nơi bệnh sởi thường phổ biến, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Thiếu vitamin A: Nếu cơ thể thiếu vitamin A, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và dễ bị biến chứng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
Một số biến chứng nguy hiểm bạn có thể gặp phải là:
- Viêm tai: Một trong những biến chứng rất hay gặp của bệnh sởi đó là nhiễm trùng tai do vi khuẩn
- Viêm phế quản, viêm thanh quản: Bệnh sởi có thể dẫn đến tình trạng viêm thanh quản hoặc viêm phế quản
- Viêm phổi: Đây là biến chứng rất phổ biến của bệnh sởi. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể khiến bệnh phổi trở nên nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
- Viêm não: Trong 1000 ca mắc phổi, có khoảng 1 ca có khả năng bị viêm não. Nó có thể xuất hiện sau bệnh sởi và nó có thể không xuất hiện sau vài tháng.
- Ảnh hưởng đến mẹ và con: Nếu bạn mang thai, bạn cần có sự chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh sởi bởi nó có thể gây ra nguy cơ sinh non, trẻ thiếu cân và gây tử vong cho mẹ.
Khi nào bạn nên đi khám bệnh sởi?
Bạn nên đi khám nếu nghĩ rằng bạn hoặc con bạn có khả năng mắc sởi hoặc những dấu hiệu của sởi ngày càng nặng.
Bên cạnh đó, hãy kiểm tra những người trong gia đình bạn đã được tiêm phòng đầy đủ chưa, đặc biệt là trước khi con bạn đến tuổi đi học.
Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cả trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin phòng sởi.
Vắc xin phòng sởi ở trẻ em: tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu tiên khi được 9 tháng tuổi và mũi thứ hai lúc bé được 18 tháng tuổi.
Vắc xin phòng sởi ở người lớn: Người lớn khi nhỏ không được tiêm phòng nên đi tiêm vắc xin sởi. Những người thường xuyên tiếp xúc chỗ đông người, thường đi du lịch hoặc làm ở bệnh viện có thể tiêm phòng để tránh mắc bệnh.
Ngoài tiêm vắc xin, bạn nên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, luôn luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh tiếp xúc với người mắc sởi.
Đặc biệt, những nơi đông người như trường học, bệnh viện, các điểm xe buýt, công viên...có thể sẽ có người mắc sởi và truyền vi rút sang bạn mà bản thân không biết. Do đó, khi thấy những dấu hiệu của bệnh sởi, bạn nên theo dõi và đi khám kịp thời tránh biến chứng nhé.
(Theo Mayoclinic)
t/hBạn đang xem bài viết Tổng quan về bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng bệnh tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].