Bệnh cúm B có nguy hiểm không?

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển, trong đó có sốt virus, cúm A, cúm B… Với những người có sức đề kháng kém, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai… nếu mắc bệnh sẽ rất dễ chuyển nặng.

Bệnh cúm B dễ lây từ người sang người

Cúm mùa (cúm A, cúm B) thường rất dễ lây  và gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh cúm lây lan từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi, hoặc chạm vào các bề mặt có mầm bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, virus cúm A và cúm B thường gây bệnh ở người, trong giai đoạn gần đây cúm B gặp nhiều và diễn biến khá phức tạp.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm B, biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi, ngoài ra các biến chứng khác có thể gặp đó là viêm tai giữa, viêm thanh khí quản…

Virus cúm B có thể gây ra suy hô hấp. Ảnh minh họa

Virus cúm B có thể gây ra suy hô hấp. Ảnh minh họa

Biến chứng nặng nhất của cúm B chính là suy hô hấp, biểu hiện rõ nhất là khi người mắc cúm đã quá 3 đến 5 ngày mà vẫn tiếp diễn, kèm triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu. Người bệnh sẽ tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Ngoài suy hô hấp, người mắc cúm B phải đối mặt với cúm ác tính nếu để lâu dài. Triệu chứng bệnh ban đầu giống như bệnh cúm thông thường, sau đó xuất hiện những biểu hiện do viêm phổi cấp tính dẫn tới thiếu ôxy máu và tử vong.

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều biến đổi, suy giảm hệ miễn dịch. Nếu nhiễm cúm B, người mẹ có khả năng sinh non hoặc sảy thai.

Cách phòng tránh cúm B

Để phòng tránh cúm A, cúm B người dân nên tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm trước hai tuần đến một tháng trước thời điểm dịch cúm diễn ra vào các tháng 3, 4, 9, 10 trong năm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, miệng, mắt bằng nước muối sinh lý;

Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phòng bệnh.

Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết;

Khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Kạn đã thông tin về việc xuất hiện các ổ dịch cúm B tại huyện Chợ Đồn. Đặc biệt, có 736 học sinh đã phải nghỉ học do sốt cao, có 1 trường hợp tử vong, nghi do biến chứng vì bị sốt cao kéo dài. 

Đây là bệnh truyền nhiễm thông thường; tuy nhiên, bệnh vẫn có những biến chứng nặng nếu không được phát hiện, giám sát, tư vấn kịp thời. Vì vậy các phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên theo dõi, nếu trẻ em có biểu hiện sốt, có dấu hiệu bất thường thì phải đưa đến cơ sở y tế để hướng dẫn chăm sóc, điều trị.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính