Bé 2 tháng tuổi đã bị viêm phế quản phổi, suy hô hấp, thoát vị bẹn trái bẩm sinh

Cháu bé 2 tháng tuổi bị thoát vị bẹn trái nghẹt trên nền bệnh nhi đẻ non, nhẹ cân, viêm phế quản phổi, suy hô hấp độ II đã được Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí phẫu thuật cứu sống thành công.

Các bác sĩ của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cháu N.K.H. (2 tháng tuổi, ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bị viêm phế quản phổi, suy hô hấp, thoát vị bẹn trái bẩm sinh và có dấu hiệu thoát vị bẹn trái nghẹt. Đây là bệnh nhi này đẻ non, nhẹ cân.

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên khoa (Khoa Ngoại, Khoa Nhi và Khoa Gây mê - hồi sức), chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Sau 30 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã thực hiện thành công cho trẻ.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu bé H. bị thoát vị bẹn nghẹt, suy hô hấp

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu bé H. bị thoát vị bẹn nghẹt, suy hô hấp

Theo BSCKI Trần Thị Thu Hằng, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, người trực tiếp gây mê ca này cho biết việc tiến hành gây mê để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi gặp rất nhiều khó khăn.

Bởi trẻ đang điều trị viêm phế quản phổi, suy hô hấp nên toàn bộ đường thở bị phù nề co thắt, bệnh nhi lại là trẻ sinh non tháng cân nặng rất thấp. Vì vậy việc phải thực hiện các thủ thuật gây mê và dùng thuốc mê đặc biệt để tránh gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

ThS.BS Nguyễn Vũ là người trực tiếp phẫu thuật cho bé chia sẻ: Việc phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn nghẹt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng và đang có bệnh lý hô hấp là khó khăn. Do cấu trúc trong ống bẹn ở trẻ rất nhỏ và bị phù nề do hậu quả của tình trạng nghẹt ruột, quá trình phẫu thuật cần cẩn trọng, tỉ mỉ để tránh gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu này đặc biệt là ống dẫn tinh, việc phẫu thuật cũng cần tiến hành nhanh chóng để tránh các biến chứng do thời gian gây mê kéo dài có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh có con bị thoát vị bẹn bẩm sinh cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và phẫu thuật. Tránh để khi bệnh diễn tiến thành thoát vị bẹn nghẹt mới điều trị. Như vậy khi phẫu thuật cấp cứu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro xảy ra cho cả trong và sau phẫu thuật.

Linh Nhi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính