Bệnh viện Nhi TƯ phẫu thuật miễn phí cho hai bệnh nhi mà tại Mỹ chi phí lên tới hơn 5 tỉ đồng

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi TƯ đã phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não cho 2 bệnh nhân động kinh bắt đầu giai đoạn kháng thuốc.

DB93DF9C-ECD8-42DE-A027-4C633215C618

Ngày 21/6, các bác sĩ của Khoa ngoại Thần kinh - Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp cùng chuyên gia là các giáo sư, bác sĩ thần kinh Bệnh viện đại học Alabama (Mỹ) tiến hành phẫu thuật kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não cho 2 bệnh nhi mắc động kinh nặng đã chuyển sang giai đoạn kháng thuốc.

Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Nam Thắng – phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh cho biết, bệnh nhi là cháu Lê Quang H (31 tháng tuổi ở Bắc Ninh) và Nguyễn Thị Như Q (13 tuổi) đã điều trị động kinh trong nhiều năm nhưng không có tiến triển, bệnh ngày càng nặng, chuyển sang giai đoạn kháng thuốc.

Sau khi xác định được vùng sinh động kinh, các bác sĩ đánh giá phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não là biện pháp tốt nhất đối với 2 bệnh nhi trong lúc này.

Bác sĩ Thắng cho biết, phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não là phương pháp phẫu thuật đặt các tấm có chứa điện cực trên bề mặt vỏ não, nhằm tiếp cận gần nhất với ổ phát sóng động kinh để ghi lại các sóng điện não, tránh được nhược điểm của điện não đồ da đầu chỉ xác định là có sóng bất thường của cả 1 vùng.

Khi phát hiện bất thường về sóng điện não (sóng động kinh), các bác sĩ có thể xác định vùng nào cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc các vùng chưa cắt liệu còn bất thường hay không.

“Cháu H được mổ cắt liên kết ¼ bán cầu. Nếu không có kỹ thuật này chúng tôi phải cắt bán cầu chức năng, như vậy sẽ để lại nhiều khiếm khuyết về phát triển tinh thần và vận động. Cắt ¼ bán cầu đỡ gây khiếm khuyết về tinh thần và vận động, do đó đây là kỹ thuật tối ưu nhất” – BS Thắng chia sẻ.

Trường hợp thứ 2 là cháu Nguyễn Thị Như Q (13 tuổi) bị động kinh ở khoảng giữa của 2 bán cầu, phải kết hợp đặt điện cực bề mặt trong mổ và giữa khe 2 liên bán cầu. Kỹ thuật này rất phức tạp, đòi hỏi người làm chuyên biệt vì khe nhỏ, yêu cầu độ chính xác cao.

Mỗi ca phẫu thuật kéo dài gần 8 tiếng do các bác sĩ của Khoa ngoại Thần kinh phối hợp với Đoàn chuyên gia về thần kinh của Bệnh viện đại học Alabama (Mỹ) thực hiện.

Cũng theo bác sĩ Thắng, chi phí cho một ca phẫu thuật tương tự ở Mỹ có giá 250 nghìn USD (chưa kể tiền thuốc), tuy nhiên cả 2 bệnh nhi này đều được phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hiện bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang điều trị cho khoảng 30 ca bệnh động kinh khó, trong đó có khoảng 4-5 ca đã được phẫu thuật thành công. Việc ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật bệnh động kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhân động kinh nặng kháng thuốc.

Trong 5 năm vừa qua, Trường ĐH Alabama và Bệnh viện Nhi Trung ương đã có nhiều hợp tác trao đổi kinh nghiệm, hợp tác chuyên môn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ trang thiết bị y tế.

Điều này đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế, cũng như cơ sở vật chất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

H.N

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính