Theo Hội Thiên văn Hà Nội, tháng 10 này sẽ diễn ra cả hai sự kiện thiên văn đáng chú ý, đó là nhật thực ngày 15/10 và nguyệt thực ngày 29/10.
Trăng mới, nhật thực hình khuyên ngày 15/10
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng ở rất xa Trái đất để che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Điều này dẫn đến một vòng ánh sáng xung quanh đĩa Mặt trăng.
Nhật thực hình khuyên không thể nhìn thấy vành nhật hoa của Mặt trời. Đường đi của nhật thực sẽ bắt đầu ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía nam Canada và di chuyển qua phía tây nam Hoa Kỳ và Trung Mỹ, Columbia và Brazil.
Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ (không quan sát được ở Việt Nam).
Bên cạnh đó, ngày 15/10 cũng diễn ra hiện tượng Trăng mới. Mặt Trăng sẽ ở cùng hướng với Trái Đất so với Mặt Trời và sẽ không xuất hiện trên bầu trời đêm. Giai đoạn này diễn ra vào 00 giờ 56. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát những thiên thể mờ nhạt như thiên hà và cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Trăng tròn, nguyệt thực một phần ngày 29/10
Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt trăng đi qua bóng một phần của Trái đất hay còn gọi là vùng nửa tối và chỉ một phần của Mặt trăng đi qua vùng tối nhất hay còn gọi là Umbra.
Trong loại nguyệt thực này, một phần của Mặt trăng sẽ tối đi khi nó di chuyển qua bóng của Trái đất.
Nguyệt thực sẽ được nhìn thấy trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và miền tây Australia.
Hiện tượng nguyệt thực một phần dự kiến sẽ bắt đầu lúc 2 giờ 36 ngày 29/10 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 3 giờ 53.
Các sự kiện thiên văn khác trong tháng 10 năm 2023
Mưa sao băng Draconids ngày 8 - 9/10
Theo Hội Thiên văn Hà Nội, Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ.
Trận mưa sao băng năm nay sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 8/10. Thời điểm quan sát tốt nhất sẽ là chập tối từ một địa điểm tối cách xa ánh đèn thành phố.
Mưa sao băng Orionids ngày 20 - 21/10
Mưa sao bằng Orionids là trận mưa sao bằng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại.
Cực đại của năm nay là vào đêm ngày 21/10. Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một địa điểm tối sau nửa đêm.
Sao Kim đạt ly giác cực đại phía Đông ngày 23/10
Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía đông, lên tới 46,4 độ so với Mặt trời. Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm sao Kim vì nó sẽ ở điểm cao nhất phía trên đường chân trời trên bầu trời buổi sáng.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Bầu trời ưu ái: Cả nhật thực và nguyệt thực cùng diễn ra trong tháng 10 năm 2023 tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].