Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải lao động. Từ nhu cầu đó, xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Giữa hai đối tượng này bắt buộc phải có một chính sách ràng buộc và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bảo hiểm xã hội chính là một chính sách an sinh như thế.
Ngoài tiền lương hằng tháng người lao động được thụ hưởng, đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả một khoản tiền khi người lao động ốm đau hoặc mất việc. Khoản tiền bảo hộ cho cuộc sống của người lao động đó được gọi là bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Luật BHXH năm 2014 quy định về khái niệm BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
BHXH được cấu thành bởi các yếu tố sau:
+ Đối tượng hưởng BHXH;
+ Điều kiện hưởng BHXH''
+ Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH.
Chế độ bảo hiểm xã hội
Tại Việt Nam hiện nay có các chế độ BHXH sau:
+ Chế độ bảo hiểm ốm đau;
+ Chế độ BHXH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ BH thai sản;
+ Chế độ BH thất nghiệp;
+ Chế độ hưu trí;
+ Chế độ BHYT;
+ Chế độ tử tuất.
Mức đóng BHXH bắt buộc 2020 là bao nhiêu
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định: BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động
Lương tối thiểu vùng 2020 tăng thêm từ 150 - 240 nghìn đồng/ tháng so với năm 2019 nên mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng cũng tăng theo. Cụ thể:
Theo đó: Vùng 1 mức đóng BHXH của người lao động là 353.600 đồng/tháng, của người sử dụng lao động là 751.400 đồng/tháng; Vùng 2 người lao động đóng 313.600 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 666.400 đồng; Vùng 3 người lao động đóng 274.400 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 583.100 đồng; Vùng 4 người lao động đóng 245.600 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 521.900 đồng.
Doanh nghiệp ở địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đấy. Nếu doanh nghiệp có chi nhánh trên địa bàn khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp đóng trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi hoặc chia tách cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng BHXH bắt buộc 2020 là bao nhiêu? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].