Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến

Chúng quá nhỏ bé ít ai để ý tới, hoặc vốn được coi là nơi sạch sẽ, nên mọi người không thể ngờ được đây lại là ổ vi khuẩn.

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 0

Hội đồng Vệ sinh toàn cầu đã kiểm tra vệ sinh của 180 gia đình ở 9 quốc gia, như Úc, Canada, Đức...

Kết quả cho thấy: Nơi bẩn nhất trong nhà chính là lớp keo silicon, keo bịt kín trong nhà tắm, tủ lạnh đứng vị trí thứ 2.

70% lớp keo dán ở nhà tắm và 46% tủ lạnh có số vi khuẩn vượt mức tiêu chuẩn quá nhiều, 44% tủ lạnh trong đó đã có dấu hiệu sản sinh nấm, lượng vi khuẩn trong ngăn tủ lạnh vượt mức tiêu chuẩn an toàn 750 lần.

Vậy phải xử lý thế nào để giữ vệ sinh 2 nơi bẩn nhất trong nhà?

Làm vệ sinh lớp keo dán trong nhà tắm

1. Phần keo dán nhà tắm làm vệ sinh 1 tháng 1 lần

Rửa bồn rửa tay, khu vực tắm và sàn, lớp keo dán các mép hoặc giữa các viên gạch chính là nơi trữ nhiều vi khuẩn nhất vì ta không hay để ý tới và làm sạch.

Nếu không được lưu thông khí, sẽ thành ổ vi khuẩn.

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 1
Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 2

2. Nhà vệ sinh phải thông gió

Sau khi làm sạch với chất tẩy rửa, cửa sổ phòng tắm cần được mở ra để thông gió cho khô để ngăn ngừa nấm mốc.

Nếu phòng tắm nằm trong một phòng khác, bạn có thể mở quạt hoặc mở cửa và cửa sổ để thông thoáng.

Làm vệ sinh tủ lạnh

1. 3,4 tháng phải kiểm tra hết đồ trong tủ

Vi khuẩn trong tủ lạnh rất "cứng đầu". Nhiều người quá ỉ lại vào tủ lạnh, cho rằng trữ lạnh bao lâu cũng được, thậm chí đồ vẫn còn nóng đã cất vào, hoặc chưa rửa sạch, chỉ bọc túi ni lông đã vội cất đi.

Tất cả biến tủ lạnh thành nơi chăn nuôi vi khuẩn.

Để thường xuyên kiểm tra đồ tồn, đồ để trong tủ 3, 4 tháng nên suy nghĩ xem có nên vứt đi.

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 3

2. 1 tháng làm sạch 1 lần

Tủ lạnh nên được làm sạch và khử trùng ít nhất mỗi tháng một lần.

Đầu tiên lấy tất cả thức ăn trong tủ lạnh ra và tắt nguồn. Sau đó lấy khăn sạch và lau bằng nước máy hoặc nước nóng nhiều lần, mở cửa và thông gió trong 30 phút.

3. Để riêng đồ sống, chín

Các thực phẩm trong tủ lạnh có thể được phân loại và lưu trữ trong khu vực riêng để tránh ô nhiễm chéo và mùi. Đặc biệt là thực phẩm nấu chín và thực phẩm sống phải được tách riêng.

Tầng trên tủ lạnh

Nhiệt độ ổn định nhất, để thức ăn thừa, thức ăn nhanh...

Tầng dưới

Nhiệt độ thấp hơn, các sản phẩm từ sữa, thịt đông lạnh, thịt bán đông lạnh, cá và tôm có thể được đặt ở đây sau khi được cất cẩn thận trong hộp.

Cửa tủ lạnh

Nơi "ấm" nhất trong tủ, có thể để gia vị, nước trái cây. .

Ngăn đông lạnh

Những thực phẩm cần đóng đông ổn định.

4. Rửa rau và bọc chúng trong màng bọc

Để ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo, loại bỏ các chất bẩn dính vào bề mặt của các loại rau trước khi làm lạnh, nhưng không rửa quá mạnh, không làm tổn thương các mô của các loại rau.

Các loại rau dễ héo khi mất nước có thể đặt cùng giấy vệ sinh hoặc loại giấy nào hút nước cho vào túi, buộc miệng túi, sau đó vào tủ lạnh.

Rau dạng lá không để quá 3 ngày và các loại rau khác nên ăn trong vòng một tuần.

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 4

5. Để riêng trứng

Trứng nên để tách riêng thực phẩm khác. Bởi vì có nhiều chất gây ô nhiễm trên bề mặt trứng, ngay cả trứng đóng hộp hoặc đóng gói cũng không sạch.

Nếu bạn để tùy tiện trong tủ lạnh, nó rất dễ gây nhiễm chéo, khiến các thực phẩm tiếp xúc khác bị ô nhiễm.

Tốt nhất là tách riêng trứng với các thực phẩm khác, có thể cất vào hộp kín.

Bẩn nhất trong nhà không phải bồn cầu hay thùng rác, mà là 2 nơi bạn chưa hề nghĩ đến 5

6. Tủ lạnh đóng đá nên được rã đông sau 3,4 tháng

Tủ lạnh nên chú ý đến việc làm sạch thường xuyên và rã đông, có thể được làm sạch bằng chất tẩy rửa chén bát.

Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải được kiểm tra trước khi ăn. Đồ ăn đồ uống lạnh không nên lấy ra đã ăn ngay.

Đức Anh/GIADINHMOI.VN

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính