Bàn chân chính là nền tảng của sức khỏe. Cơ quan này đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng. Bàn chân chứa 1/4 xương của cơ thể, mỗi chân có 33 khớp xương, 100 dây chằng, cơ bắp, dây thần kinh và vô số mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống và não.
Nếu bàn chân một người có biểu hiện sau, người đó thường hay ốm vặt, tuổi thọ kém.
1. Bàn chân bị đau
Đau bàn chân là triệu chứng rất phổ biến ở nhiều người, thường là tín hiệu của bệnh gút, viêm khớp và nhiều căn bệnh khác khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bàn chân vốn có cấu trúc rất phức tạp nên nếu người bệnh xem nhẹ, không điều trị ngay khi có dấu hiệu đau thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc.
Do đó, nếu bạn nhận thấy chân bị tổn thương, đau nhức thì hãy đi kiểm tra cơ thể càng sớm càng tốt. Sau khi làm rõ nguyên nhân và điều trị triệu chứng, bệnh sẽ được cải thiện, thậm chí khỏi hoàn toàn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển.
2. Bàn chân bị ngứa
Những người có bàn chân bị ngứa thì không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, nhiều người cũng dễ bị ngứa chân do sức đề kháng yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Nếu gặp triệu chứng này lặp đi lặp lại, bạn không nên bỏ qua, cần phải có biện pháp điều trị tích cực cho các nguyên nhân cụ thể. Chỉ khi giải quyết hết vấn đề ở bàn chân, cơ thể mới trở lại trạng thái khỏe mạnh và thoải mái
3. Móng chân nhợt nhạt
Theo Y học Trung Quốc, những người có sức khỏe kém, hay đau ốm, bệnh tật, tuổi thọ ít thường có móng chân nhợt nhạt bởi đó là dấu hiệu cơ thể bắt đầu mắc các bệnh nghiêm trọng và nguồn cung cấp máu không đủ. Trước triệu chứng này, mọi người cần kiểm tra xem mình ăn uống có thiếu chất hay đang bị thiếu máu hay không, cần thực hiện các biện pháp điều trị cho các vấn đề sức khỏe.
4. Bàn chân có màu vàng
Da chân màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da , ngoài ra có nhiều loại bệnh khác cũng khiến chân chuyển sang màu vàng như bệnh gan hoặc các bệnh liên quan đến tuyến tụy. Khi thấy những thay đổi đặc biệt trên da bạn nên thận trọng, cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
5. Bàn chân lạnh
Những người có sức khỏe kém thường có bàn chân lạnh do cơ thể họ không thể cân bằng âm dương hoặc không đủ độ ấm. Y học Trung Quốc khuyên những người sức khỏe yếu nên ăn nhiều đồ có tính nóng như tỏi, gừng, thịt cừu... để cải thiện khả năng chống lạnh cho cơ thể.
Ngoài ra, những người có bàn chân quá nóng cũng không tốt, điều ấy cho thấy bàn chân đã thiếu âm và cơ thể đang bị nóng trong.
Bàn chân của một người sống thọ thường sẽ có nhiệt độ giống với bàn tay của mình, không lạnh cũng không quá nóng.
6. Chân bị giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn, khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim. Tĩnh mạch chân thường bị suy giãn nhiều hơn bởi vì nó có những đặc thù riêng.
Khi chân bị suy giãn tĩnh mạch, bạn sẽ thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi), màu da của vùng này thường có màu xanh.
Nếu lâu ngày không được điều trị, suy giãn tĩnh mạch chân có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu như nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng hoặc chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề.
7. Chân bị phù
Phù chân cũng là dấu hiệu của người không khỏe mạnh. Những người phù chân không rõ lý do có thể đã mắc bệnh thận, khi khả năng bài tiết bị ảnh hưởng sẽ gây tích nước và khiến một số bộ phận cơ thể, đặc biệt là chân bị phù.
Để bảo vệ sức khỏe của đôi chân, Y học Trung Quốc khuyên mỗi người nên thực hiện xoa bóp lòng bàn chân. Ngoài ra, ngâm chân nhiều bằng nước nóng cũng có ích trong việc này.
Người Trung Quốc xưa quan niệm: "Ngâm chân trong nước nóng tốt hơn thuốc bổ", mỗi ngày dành ra 15 phút ngâm chân trong nước ấm 40 độ C, bạn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời kéo dài tuổi thọ.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Bàn chân của người nhiều bệnh tật, tuổi thọ kém luôn có 7 đặc điểm, bạn có không? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].