Lưu ý:
- Mục đích của bài tập này là giải phóng các cơn co thắt do hội chứng cơ tháp gây đau thần kinh tọa.
- Thực hiện các bài tập chậm, không ép bản thân quá sức. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh khi tập luyện, bạn nên dừng lại và đi khám bác sĩ.
- Giữ mỗi tư thế trong 30 giây.
Bài tập 1
Tư thế ban đầu: Ngồi trên ghếm lưng thẳng, một chân gập vuông góc với sàn.
Cách tập:
- Đặt chân còn lại lên chân đang gập, để song song với thảm
- Cho cả hai tay lên bắp chân đang nâng lên
- Từ từ gập người về trước, cúi càng thấp càng tốt
- Thả tay xuống, giữ tư thế này trong 30 giây
- Từ từ trở về tư thế ban đầu
- Đổi chân lặp lại động tác
Bài tập 2
Tư thế ban đầu: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân duỗi thẳng.
Cách tập:
- Nâng một chân lên vuông góc với thảm, sau đó gập gối
- Đặt tay cùng bên lên đầu gối chân đang gập, tay còn lại nắm mắt cá chân
- Cố gắng không di chuyển cổ chân, nhẹ nhàng kéo đầu gối về phía vai đối diện
- Khi đã thấy cơ được kéo căng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây
- Trở lại tư thế ban đầu, sau đó đổi chân lặp lại động tác
Bài tập 3
Tư thế ban đầu: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân duỗi thẳng.
Cách tập:
- Nâng một chân lên sau đó hạ bàn chân xuống đặt ra ngoài đầu gối chân kia
- Nâng tay đối diện đặt lên đầu gối chân đó, từ từ kéo về phía ngực
- Khi cảm thấy cơ đã được kéo căng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây
- Trở lại tư thế ban đầu, sau đó đổi chân lặp lại động tác
Bài tập 4
Tư thế ban đầu: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân duỗi thẳng.
Cách tập:
- Nâng cả hai chân lên, gập gối, vắt chéo hai chân, một chân đặt lên trên chân còn lại
- Luồn hai tay ra sau đầu gối và nắm lại như trong hình, từ từ kéo đầu gối chân ở trên về phía vai cùng bên
- Khi cảm thấy cơ đã được kéo căng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây
- Trở lại tư thế ban đầu, sau đó đổi chân lặp lại động tác
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bài tập 5 phút giảm đau lưng dưới hiệu quả, dân văn phòng nên thử ngay tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].