Dưới đây là một số ảnh hưởng xấu của đồ ăn mốc tới sức khỏe và những thực phẩm có thể ăn sau khi cắt bỏ phần bị mốc.
Một số loại nấm mốc có thể gây hại cho gan
Nấm mốc có thể chứa những chất độc hại, gây tổn thương gan, nôn ói, buồn nôn, tiêu chảy.
Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào một số yếu tố như hệ miễn dịch hay tuổi tác của bạn.
Một loại nấm mốc thường gặp và nguy hiểm nhất là aflatoxin được cho là có thể gây ung thư.
May mắn là không phải thực phẩm bị mốc nào cũng có chất aflatoxin này. Nó thường có trong ngũ cốc bị mốc như ngô, lạc, sắn,...
Vi khuẩn trong nấm mốc có thể gây phản ứng ngộ độc
Bản thân nấm mốc không quá nguy hiểm và tỷ lệ khiến bạn bị bệnh là rất nhỏ. Tuy nhiên thứ khiến bạn bị bệnh chính là vi khuẩn sinh sôi cùng với nấm mốc.
Khi đó bạn có thể có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, buồn nôn.
Mức độ nặng tùy thuộc vào loại vi khuẩn và lượng thực phẩm bạn đã ăn.
Dị ứng nấm mốc
Có một số người bị dị ứng với nấm mốc trên thực phẩm. Nếu bạn là người nhạy cảm thì tốt nhất nên tránh xa thực phẩm bị mốc. Khi chẳng may ăn phải, bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể gồm:
- Ngứa mắt, chảy nước mắt
- Phát ban, mẩn ngứa
- Thở khò khè
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
Những thực phẩm bị mốc mà cơ thể tiêu hóa được
Nấm mốc được cấy trong các loại phô mai thì an toàn và có thể ăn được. Tuy nhiên nếu bạn là người bị dị ứng với nấm mốc thì vẫn nên tránh xa.
Những thực phẩm nào có thể ăn sau khi bỏ phần bị mốc?
Những thực phẩm cứng thì rễ nấm mốc khó xâm nhập sâu bên trong và bạn có thể ăn được nếu cắt bỏ phần ngoài bị nấm. Khoảng cách an toàn của phần thực phẩm dưới bề mặt bị nấm mốc là khoảng 2,5 cm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA.
Các thực phẩm an toàn như:
- Salami cứng
- Phô mai cứng
- Rau củ, trái cây cứng
Những thực phẩm không an toàn:
- Xúc xích, thịt xông khói
- Thịt, thịt hầm, mì ống, ngũ cốc đã chế biến và còn thừa
- Mứt, thạch
- Rau, trái cây mềm
- Các loại hạt, đậu, bơ đậu phộng
- Bạn mì và các đồ nướng
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lỡ ăn thực phẩm bị mốc? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].