Việc VPBank triển khai các gói vay thế chấp, tín chấp cuối năm với nhiều ưu đãi đặc biệt sẽ là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp nhỏ gia tăng lợi thế kinh doanh.
Biến khó khăn thành cơ hội
Hơn nửa đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của nhiều DN, đặc biệt là khối DN nhỏ, siêu nhỏ.
Theo số liệu mới công bố tại diễn đàn đàn chính sách với chủ đề: “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực thi” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức ngày 08/12/2020 vừa qua, đến tháng 11/2020 đã có khoảng 15.000 DN hoàn tất thủ tục giải thể, chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng con số DN phải tạm dừng hoạt động và rời khỏi thị trường đã lên tới 44.000, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó DN siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. Điều này phản ánh sức chống chọi qua “cơn bão” phụ thuộc rất lớn vào quy mô DN.
Như vậy, trung bình mỗi tháng ở Việt Nam đã có trên 5.000 DN đã phải rời khỏi thị trường. Đây là con số cao kỷ lục từ trước tới nay và kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hàng chục triệu người.
Dù vậy, dưới góc độ tích cực, các chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 cũng có thể được coi là là cơ hội tốt để các DN nhìn nhận, đánh giá quá trình buôn bán trong suốt thời gian qua, là “quãng nghỉ” để ban lãnh đạo DN tính toán, đề ra các phương án mới cho hoạt động kinh doanh sau này như chuyển đổi mô hình làm việc từ "offline" (trực tiếp) sang "online" (trực tuyến), bổ sung các nguồn vốn lưu động cũng như nâng cấp nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng.
Anh Hoàng Lân - Phó giám đốc một Công ty chuyên về thực phẩm hữu cơ tại Hà Nội cho biết thị trường tiêu dùng các mặt hàng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu của công ty là Đài Loan, Úc đang đóng cửa và các đơn hàng đang bị giữ lại, riêng thị trường Hoa Kỳ vẫn xuất đi được nhưng lại chậm thanh toán.
"Nhờ áp dụng chuyển đổi kinh doanh sang hình thức thương mại điện tử thông qua dự án Học viện Tiểu thương của VPBank hồi tháng 4 đầu năm, chúng tôi đã nhận được những đơn hàng từ các khách hàng lớn. Song hành với đó, chúng tôi cũng được VPBank rót vốn lưu động. Điều này đã giúp công ty vượt qua trở ngại nhất định trong việc mở rộng đầu tư sản xuất để có thể đáp ứng các đơn hàng lớn ở trên" - vị Phó Giám đốc này chia sẻ.
Nguồn vốn giá rẻ hấp dẫn dành riêng cho DN nhỏ
Để thích ứng với đại dịch, các tổ chức tài chính và cộng đồng DN đã nhanh chóng “bắt tay” nhau, cùng phối hợp tìm hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Có khoảng 2/3 số doanh nghiệp đã được áp dụng ít nhất một trong những giải pháp kinh tế từ ngân hàng như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi - phí, bổ sung vốn… để cố gắng thích ứng hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường mới.
Dẫn dắt quá trình này, VPBank đã luôn tích cực, chủ động và tiên phong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cũng như thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ DN nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc.
Đơn cử, từ nay đến 31/12/2020, mọi DN có doanh thu dưới 40 tỉ/năm sẽ được VPBank cấp hạn mức và giải ngân khoản vay không tài sản đảm bảo từ 500 triệu đồng hoặc khoản có tài sản đảm bảo từ 1,5 tỷ đồng. Đặc biệt, VPBank còn giảm thêm 0,5% lãi suất thông thường cùng quy trình thẩm định và xét duyệt khoản vay đã được cải tiến đơn giản, nhanh chóng.
Theo đại diện ngân hàng có Hội sở tại 89 Láng Hạ - Hà Nội, với hình thức giải quyết thủ tục đa dạng, linh hoạt, DN nhỏ có thể dễ dàng chứng minh năng lực trả nợ bằng kế hoạch kinh doanh, báo cáo thuế, sổ tay doanh thu, số năm kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của chủ doanh nghiệp. Khi khâu xét duyệt hoàn thành (khoảng từ 04 - 08 tiếng), DN sẽ nhận giải ngân ngay trong ngày mà không phải tới ngân hàng.
“Đây là nút gỡ quan trọng, giúp các DN không cảm thấy e dè khi tiếp cận nguồn vốn vay từ VPBank. Chúng tôi cũng kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các DN nhỏ có nhu cầu phát triển kinh doanh. Sau hơn 10 ngày triển khai chương trình, VPBank đã trợ lực cho gần 200 DN nhỏ khôi phục, phát triển kinh doanh của mình dịp cuối năm”, vị đại diện này cho hay.
Song song với đó, không chỉ giảm lãi suất, VPBank còn tặng nhiều quà tặng đi kèm hấp dẫn, giúp lãnh đạo các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh sang online như miễn phí mở tài khoản online, miễn phí chi lương online, miễn phí chuyển khoản online liên ngân hàng, tặng phần mềm quản trị nhân sự online, tặng khóa học CEO online, miễn 1 năm sử dụng gói quản lý tài khoản doanh nghiệp - VP Flexible cũng như tặng từ 1-2 voucher mua sắm trị giá 2 triệu đồng/khách hàng/voucher.
Là quản lý một DN đã được tiếp cận nguồn vốn lưu động giá rẻ từ VPBank, chị N.A tại Bình Dương tâm sự gói ưu đãi này của VPBank đã giúp công ty sản xuất trái cây sấy khô của chị nắm bắt cơ hội phục hồi tăng trưởng nhanh chóng, bổ sung vốn lưu động để tiếp tục sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh giai đoạn năm hết, Tết đến; từ đó thích nghi tốt hơn với “cơn chao đảo” của COVID-19 và tạo đòn bẩy cho sự bứt phá trong năm 2021 tiếp theo.